Thuế là một khoản nguồn thu vào ngân sách nhà nước; bởi vậy thuế đóng một vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân. Dựa vào các nguồn thu thuế, Nhà nước sẽ dùng nguồn tiền này để chi trả cho các hoạt động an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng… cho đất nước. Thuế là một khoản tài chính bắt buộc phải trả của các doanh nghiệp, cá nhân khi kinh doanh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các khoản thuế có thể được miễn trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.. Vậy ” thuế nhập khẩu có được khấu trừ không”?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, công ty tôi đang có dự định nhập khẩu một lô quần áo từ nước ngoài về để tiêu thụ. Luật sư cho tôi hỏi là thuế nhập khẩu có được khấu trừ không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Thuế nhập khẩu là gì?
Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.
Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.
Các loại thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu sẽ được sử dụng thuế suất tỷ lệ %, Tùy mỗi mặt hàng sẽ có thuế suất khác nhau. Ngoài ra còn mức thuế suất còn được phân biệt theo khu vực thị trường, nhằm thực hiện các chính sách của thương mai của nhà nước.
Thuế suất ưu đãi:
Các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia, các nhóm quốc gia và các vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mai với Việt Nam.
Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa để xác định mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi
Thuế suất ưu đãi đặc biệt:
Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do (FTA), liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
Áp dụng cho mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với các bước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận. Hàng hóa phải có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó.
Thuế suất thông thường:
Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.
Thuế bổ sung:
Trong một số trường hợp, ngoài việc chịu thuế theo quy định còn phải chịu thuế bổ sung
Giá bán của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá hoặc được nhận trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự của Việt Nam
Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam.
Đặc điểm của thuế nhập khẩu
Thứ nhất, thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới. Cụ thể các loại hàng hóa đó được quy định Luật Hải Quan sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau: “là các động sản bao gồm hàng hóa nhập khẩu, vật dụng trên phương tiện vận tải nhập cảnh, hành lý, tiền, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm và các loại tài sản khác… Chúng có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật, được nhập khẩu vào địa bàn hoạt động hải quan Việt Nam.”
Tuy nhiên thuế nhập khẩu không tác động vào đối tượng nhập khẩu là các loại dịch vụ bởi những sản phẩm này khó có thể kiểm soát được. Một ví dụ cụ thể cho điều này là sản phẩm công nghệ thông tin được giao dịch qua mạng máy tính Internet.
Thứ hai, bản chất của thuế nhập khẩu là thuế gián thu nhưng chỉ mang tính tương đối bởi nếu hàng hóa được nhập khẩu về nhằm sử dụng, tiêu dùng thì khi ấy người tiêu dùng là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế có tính chất là thuế trực thu. Còn nếu như nhà nhập khẩu đã nộp thuế hàng hóa và sau đó kinh doanh với chính số hàng hóa đó thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng và khi đó, khoản thuế nhập khẩu này lại có tính chất gián thu.
Thứ ba, thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia nên thuế nhập khẩu không những góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn thể hiện cả những chủ trương, chính sách đối ngoại của nhà nước trong từng thời kỳ một cách rõ ràng.
Khấu trừ thuế là gì?
Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với các loại thuế hiện nay, theo đó chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế, mà số tiền thuế sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.
Trong khấu trừ thuế giá trị gia tăng chính là việc các doanh nghiệp xác định số thuế phải nộp dựa trên kết quả của việc lấy số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Hiểu một cách đơn giản thì khi một doanh nghiệp đi mua sản phẩm thì sẽ phải chịu thuế GTGT đối với loại sản phẩm đó, đây sẽ được gọi là số thuế GTGT đầu vào của sản phẩm.
Nhưng khi doanh nghiệp tiến hành bán sản phẩm đó cho người mua hàng thì người đó sẽ phải chịu phần thuế GTGT tính trên giá trị của sản phẩm đó, hay còn được gọi là thuế GTGT đầu ra.
Khi đó, Thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp sẽ chính = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.
Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được áp dụng với các đối tượng có cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật đề ra gồm:
– Cơ sở kinh doanh có doanh thu ít nhất 1 tỷ đồng/năm từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ
– Cơ sở kinh doanh hoàn tất các công việc liên quan đến sổ sách kế toán, hóa đơn và chứng từ mua bán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời các đối tượng áp dụng phương pháp này còn là những doanh nghiệp tự nguyện đăng ký áp dụng khấu trừ thuế, các chủ thể có yếu tố nước ngoài có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ …
Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không?
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được khấu trừ trong trường hợp đáp ứng các điều kiện bao gồm
– Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty; công ty tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vợ ủy quyền cho chồng bán đất được không?
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Số hộ chiếu có bị thay đổi khi cấp lại không
Câu hỏi thường gặp
Có thể nói thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với việc tạo ra nguồn thu cho ngân sách. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, thuế nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng, góp phần ổn định trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển lâu dài. Hơn nữa, đây lại là một loại thuế dễ thu nhất, ít bị phản ứng thuế trong nước và được sự ủng hộ của nhiều nước.
Ngoài ra khi nói tới tính thuế nhập khẩu còn có vai trò điều tiết hoạt động nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng. Thuế nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm giá hàng hoá tăng, do đó có tác dụng điều tiết hoạt động nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng; bởi vì lượng hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc vào sức tiêu thụ của hàng hoá đó, yếu tố này phụ thuộc vào giá cả. Giá cả cao hay thấp sẽ quyết định giảm hay tăng sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường. Như vậy, thông qua thuế nhập khẩu, nhà nước điều tiết việc nhập khẩu hàng hoá, đồng thời hạn chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hoá không được khuyến khích sử dụng như: thuốc lá, rượu, bia…
– Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF;
– Thường được xác định bằng cách áp dụng theo thứ tự 3 phương pháp và dừng lại ở phương pháp xác định được giá tính thuế.
+ Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch
+ Phương pháp 2: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
+ Phương pháp 3: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
Đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là những mặt hàng thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng được nhập khẩu từ nước ngoài vào trong nước với mục đích sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở trong nước hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa, trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định.