Chào Luật sư X, trong thời đại trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia ngày càng phát triển và được chú trọng. Để kiểm soát cũng như quản lý các hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam nhằm tăng ngân sách nhà nước cũng như giảm khả năng cạch tranh với các loại hàng hóa được sản xuất trong nước. Chính phủ đã ban hành các quy định về nhập khẩu cũng như thuế nhập khẩu mà các thương nhân phải chịu hiện nay. Vậy thuế nhập khẩu bao nhiêu phần trăm theo quy định năm 2023? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
Thuế nhập khẩu là gì?
Thuế nhập khẩu là loại thuế mà Chính phủ đánh vào các mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Mục đích là để tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đồng thời giảm cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất trong nước, cân bằng cán cân thương mại. Đôi khi, thuế nhập khẩu còn ngăn hành vi phá giá bằng cách tăng giá nhập khẩu.
Đi song hành với thuế nhập khẩu là thuế xuất khẩu. Hai loại thuế này thường được gọi chung là thuế xuất – nhập khẩu hay thuế quan.
Đặc điểm của thuế nhập khẩu
Là thuế gián thu thông qua hàng hoá bị đánh thuế. Chi phí thuế đã bao gồm trong giá bán.
Thuế nhập chỉ đánh vào hàng hoá, không đánh vào dịch vụ.
Thuế được nộp bởi các công ty, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa hợp pháp qua biên giới Việt Nam
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu
Theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định đối tượng chịu thuế như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
- Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu?
Tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
- Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
- Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thuế nhập khẩu bao nhiêu phần trăm theo quy định năm 2023
Các mức thuế suất thuế nhập khẩu tại Việt Nam
Theo Điều 11, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016, thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm: thuế suất ưu đãi, thuế suất đặc biệt ưu đãi và thuế suất thông thường. Chi tiết các mức thuế suất như sau:
- Thuế suất ưu đãi:
Mức thuế này áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có mối quan hệ tối huệ quốc về thương mại đối với nước ta. Đây là một quy định quốc tế về mối quan hệ cân bằng về thương mại hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ có quy ước với nhau. Hiện tại, có khoảng hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ có mối quan hệ tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa với Việt Nam.
Trong trường hợp này, bên nộp thuế tự khai về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất ưu đãi. Đồng thời, người khai phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của lời khai.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt:
Mức thuế này áp dụng với hàng hóa được nhập khẩu các quốc gia và vùng lãnh thổ có mối quan hệ mật thiết với nước ta theo thể chế khu vực thương mại tự do (FTA).
Ngoài ra, có thể tồn tại một số trường hợp ưu đãi đặc biệt khác như liên minh thuế quan hoặc giao lưu thương mại biên giới…. Trong đó, mặt hàng nhập khẩu phải được quy định cụ thể trong các thỏa thuận đã ký kết, đáp ứng đủ điều kiện đã đặt ra. Hàng hóa phải có xuất xứ từ chính quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó mới được hưởng mức thuế suất đặc biệt ưu đãi.
- Thuế suất thông thường:
Mức thuế này áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ không thuộc các trường hợp trên. Mức thuế suất được quy quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.
- Thuế bổ sung:
Một số hàng hóa nhập khẩu ngoài việc chịu thuế theo quy định còn phải chịu thuế bổ sung. Những hàng hóa đó thuộc các trường hợp như sau:
Giá bán của hàng hóa nhập khẩu quá thấp so với giá trong nước gây khó khăn cho sự phát triển sản xuất hàng hóa tương tự của nước ta
Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có sự phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu hoặc thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam.
Tại sao phải phân chia ra nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu?
Mục đích của việc quy định nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu giúp cơ quan chức năng có thể quản lý, điều tiết hàng hóa cho phù hợp với nền kinh tế và mối quan hệ thương mại với các quốc gia. Lợi ích cụ thể của việc quy định nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu như sau:
Khuyến khích việc nhập khẩu những nguyên liệu mà trong nước còn thiếu. Ví dụ như các lĩnh vực công nghệ cao, bảo vệ môi trường…
Cân bằng thị trường, tránh ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước
Phù hợp với những cam kết mà chính phủ đã ký kết với các quốc gia trên thế giới.
Mang lại khoản thu cho ngân sách nhà nước, góp phần bình ổn kinh tế và xây dựng đất nước
Tạo sự minh bạch, công bằng trong công tác nộp thuế, tính thuế
Đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế quan
Như vậy, việc quy định nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu khác nhau mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội, phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thuế nhập khẩu bao nhiêu phần trăm theo quy định năm 2023“ Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về làm đơn ly hôn với người nước ngoài cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, do chi phí thuế sẽ tính trực tiếp vào giá hàng hoá khi đến tay người tiêu dùng.
Thuế nhập khẩu là một loại biến phí của doanh nghiệp. Chi phí thuế nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào hàng hoá nhập khẩu, có thể được coi là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do đó, đây được coi là biến phí của doanh nghiệp.
Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.
Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan. Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.