Đất đai là nguồn tài nguyên quý của con người. Nhưng hiện nay vấn đề quy hoạch, sử dụng đất đai vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Có những dự án, những công trình quản lý quy hoạch lỏng lẻo gây nhiều hậu quả nghiệm trọng. Vậy thực trạng sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay.
Căn cứ pháp lý
Thực trạng sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ theo dõi, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai là nội dung đổi mới của Luật đất đai năm 2013 nhằm đánh giá đúng tình hình triển khai thi hành luật, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, hiệu quả sử dụng đất và tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường ở từng địa phương và trên phạm vi cả nước.
Theo Luật đất đai năm 2013, hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai là thành phần của hệ thống thông tin đất đai; được thiết lập thống nhất từ Trung ương tới địa phương và được công khai trên mạng thông tin quốc gia theo quy định của pháp luật. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai phải phản ánh quy mô, chất lượng và hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; tác động của chính sách, pháp luật về đất đai; mức độ minh bạch và sự tham gia của nhân dân vào quá trình quản lý và sử dụng đất đai thông qua các chỉ số định lượng và định tính.
Luật đất đai 2013 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
– Thiết kế, xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở Trung ương; hướng dẫn việc quản lý và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương.
– Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện việc đánh giá hàng năm về quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai.
– Lập báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo chuyên đề về quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai.
– Ban hành tiêu chí, quy trình đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai; biểu, mẫu báo cáo và trách nhiệm báo cáo của hệ thống cơ quan tài nguyên và môi trường.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương.
Để triển khai các nhiệm vụ theo quy định của Luật đất đai đối với công tác đánh giá quản lý sử dụng đất đai, từ năm 2015-2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai đã trực tiếp triển khai một số nội dung và ban hành các văn bản chỉ đạo các tỉnh như sau:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản số 3215/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 05 tháng 8 năm 2015 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá đối với hoạt động quản lý, sử dụng đất đai; Tổng cục Quản lý đất đai đã ban hành Công văn số 1660/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 09 tháng 11 năm 2015 và Công văn số 1678/TCQLĐĐ- CKSQLSDĐĐ ngày 31 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn lập báo cáo theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, từ năm 2015 đến nay, các địa phương tiến hành triển khai, thu thập đánh giá theo hệ thống biểu mẫu theo hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai để xây dựng báo cáo đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất hàng năm.
Tuy nhiên việc triển khai chưa đem lại hiệu quả cao, năm 20-15 có 39 tỉnh, thành phố gửi báo cáo, năm 2016 có 47 tỉnh, tuy nhiên chỉ có 30 tỉnh gửi báo cáo đúng thời hạn, 33 tỉnh nộp báo cáo đúng quy định, 27 tỉnh có chất lượng báo cáo tương đối đạt yêu cầu (đầy đủ số liệu, biểu bảng theo quy định). Nhìn chung các địa phương chưa quan tâm đến việc xây dựng báo cáo đánh giá, chưa giao trách nhiệm cho một đơn vị chuyên môn cụ thể để thực hiện công tác theo dõi đánh giá nên việc theo dõi, tổng hợp số liệu chưa thành nề nếp.
Ngoài ra, Tổng cục quản lý đất đai đã tổ chức kiểm tra thi hành Luật đất đai 2013 tại 22 tỉnh là: Yên Bái, Hải Dương, Nam Định, Bắc Cạn, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, An Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Nam, Quảng Trị, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Bình Thuận, Hà Giang, Sơn La, Bình Định, Phú Yên, Bình Dương và Lào Cai. Các nội dung, tiêu chí thực hiện kiểm tra đánh giá bao gồm: Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; việc lập, điều chỉnh, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; việc đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc quản lý tài chính đất đai và giá đất, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, việc theo dõi đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013 ở các địa phương đã được thực hiện, tuy nhiên do hiện nay chưa có nội dung, quy trình hướng dẫn cụ thể nên mỗi địa phương thực hiện theo một cách riêng, chưa thành nền nếp thường xuyên hàng năm; nội dung đánh giá chưa đầy đủ và chưa sâu; chất lượng đánh giá còn hạn chế, chưa sát thực tế, còn mang tính chủ quan, định tính mà thiếu các thông tin, số liệu chứng minh; vì vậy việc tổng hợp toàn quốc gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2015-2016 một số địa phương đã gửi công văn yêu cầu Bộ có hướng dẫn cụ thể về xây dựng các chỉ tiêu và trình tự đánh giá tình hình quản lý đất đai theo yêu cầu của Luật Đất đai 2013.
Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay chưa xây dựng được hệ thống theo dõi đánh giá và hướng dẫn thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước; việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương còn chưa được quan tâm, chưa tổ chức được bộ máy để triên khai, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện, chưa có được tiêu chí thống nhất, chưa có nội dung đánh giá đầy đủ; vì thế chưa có được những kết quả đánh giá sát thực với từng địa phương và thống nhất trên cả nước; ngoài ra hệ thống cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đất đai còn thiếu ổn định về tổ chức; lực lượng còn mỏng; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn chưa được ổn định; trang thiết bị phục vụ hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm còn thiếu; quy định mức xử phạt vi phạm còn thấp và việc xác định mức xử phạt hành chính theo quy định hiện hành còn khó khăn.
Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đánh giá quản lý, sử dụng đất đai ở các cấp
Để hoàn thành mục tiêu và định hướng phát triển đến năm 2030 là xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đạt trình độ của các nước phát triển trong khu vực thì việc đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất đai của các địa phương từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay là rất quan trọng; giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá tổng quan tình hình quản lý, sử dụng đất trong thời gian qua từ đó hoạch định các chính sách quản lý trong thời gian tới, để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, ngành quản lý đất đai cần quan tâm thực hiện được các nội dung giải pháp chủ yếu sau:
(1) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trên nguyên tắc tiếp tục duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho đất đai tham gia thị trường bất động sản; khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai; đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội và phát triển bền vững.
(2) Hoàn thiện hệ thống điều tra, đánh giá tài nguyên đất, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu về số lượng, chất lượng, tiềm năng và môi trường đất phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành quyết định của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.
(3) Xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hiện đại với quy trình, thủ tục cơ bản được tự động hóa bằng công nghệ số; triển khai thống nhất trong cả nước hệ thống hồ sơ địa chính dạng số được chỉnh lý biến động thường xuyên đầy đủ, kịp thời; trong đó, hoàn thành việc xây dựng và vận hành hệ thống hồ sơ địa chính dạng số ở một số tỉnh và thành phố.
(4) Xây dựng hệ thống kiểm kê, thống kê đất đai được tự động hóa dựa trên hệ thống hồ sơ địa chính dạng số được cập nhật chỉnh lý thường xuyên, đầy đủ, đảm bảo cung cấp số liệu thống kê, kiểm kê nhanh chóng và chính xác.
(5) Hoàn thiện hệ thống quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất với vai trò công cụ quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo phân bổ tài nguyên đất đai hợp lý, quản lý và sử dụng đất hiệu quả, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
(6) Hoàn thiện hệ thống các công cụ tài chính, kinh tế đất để điều tiết các quan hệ đất đai và quản lý thị trường bất động sản. Trong đó, hệ thống định giá đất đảm bảo được yêu cầu định giá đất phục các mục địch khác nhau trong quản lý, sử dụng và giao dịch về quyền sử dụng đất; hệ thống phát triển quỹ đất được hoàn thiện về các mặt quy trình chuyên môn, cơ chế và tiềm lực tài chính hợp lý, đáp ứng nhu cầu tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
(7) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm đưa công tác quản lý, sử dụng đất theo đúng pháp luật.
(8) Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai thành một bộ phận của Hệ thống Dữ liệu Quốc gia.
(9) Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức; nâng cao năng lực cán bộ ngành Quản lý đất đai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo chức năng thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, có sự phân công, phân cấp rõ ràng, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngang tầm trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực nhằm phát huy cao nhất năng lực thể chế và hiệu quả của công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước.
Một vài khuyến nghị
Số liệu thống kê cho thấy, một số tỉnh, thành phố có sự suy giảm đáng kể về diện tích đất nông nghiệp, ví dụ như vùng Đồng bằng sông Hồng giảm tới 32.000 ha chỉ sau 5 năm (2005-2010). Cùng với đó là sự gia tăng về quy mô diện tích đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp. Sự suy giảm này là do một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp và mục đích khác, như: xây dựng các công trình công nghiệp, công trình thủy lợi, giao thông, nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội… Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp không còn khả năng mở rộng nhiều. Đây sẽ là thách thức đối với các nhà quản lý, quy hoạch đất đai và các nhà hoạch định chính sách.
Một xu thế phát triển trong tương lai đó là xu hướng gia tăng mạnh nhu cầu về quỹ đất phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là áp lực tăng cầu về diện tích đất chuyên dùng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế – xã hội. Khi diện tích đất chưa sử dụng đã được tận dùng, thì để có được quỹ đất phục vụ cho các mục đích phi nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh chỉ có thể chuyển một phần từ quỹ đất nông nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng sản xuất trong khu vực nông nghiệp cũng như những người nông dân có quyền sử dụng quỹ đất này trước đó, làm thay đổi về cơ cấu lao động tại các vùng, địa phương này.
Vì vậy, việc quy hoạch sử dụng đất đai cần có những đánh giá tác động toàn diện về lợi ích và chi phí của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào các mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt tại các vùng, địa phương có sự suy giảm quỹ đất sản xuất nông nghiệp mạnh, để có thể đưa ra đề xuất quy hoạch sử dụng đất trong vùng, địa phương một cách hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Luật thừa kế đất đai của ông bà quy định thế nào?
- Quyết định về đất đai đã 3 năm thì có khiếu nại được không?
- Luật đền bù đất đai khi mở đường mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ”Thực trạng sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, download mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất …. hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc theo dõi đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013 ở các địa phương đã được thực hiện, tuy nhiên do hiện nay chưa có nội dung, quy trình hướng dẫn cụ thể nên mỗi địa phương thực hiện theo một cách riêng, chưa thành nền nếp thường xuyên hàng năm; nội dung đánh giá chưa đầy đủ và chưa sâu; chất lượng đánh giá còn hạn chế, chưa sát thực tế, còn mang tính chủ quan, định tính mà thiếu các thông tin, số liệu chứng minh; vì vậy việc tổng hợp toàn quốc gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2015-2016 một số địa phương đã gửi công văn yêu cầu Bộ có hướng dẫn cụ thể về xây dựng các chỉ tiêu và trình tự đánh giá tình hình quản lý đất đai theo yêu cầu của Luật Đất đai 2013.
Tổng cục quản lý đất đai đã tổ chức kiểm tra thi hành Luật đất đai 2013 tại 22 tỉnh là: Yên Bái, Hải Dương, Nam Định, Bắc Cạn, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, An Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Nam, Quảng Trị, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Bình Thuận, Hà Giang, Sơn La, Bình Định, Phú Yên, Bình Dương và Lào Cai. Các nội dung, tiêu chí thực hiện kiểm tra đánh giá bao gồm: Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; việc lập, điều chỉnh, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; việc đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc quản lý tài chính đất đai và giá đất, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai còn chưa hợp lý.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
– Thiết kế, xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở Trung ương; hướng dẫn việc quản lý và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương.
– Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện việc đánh giá hàng năm về quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai.
– Lập báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo chuyên đề về quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai.
– Ban hành tiêu chí, quy trình đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai; biểu, mẫu báo cáo và trách nhiệm báo cáo của hệ thống cơ quan tài nguyên và môi trường.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương.