Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần bằng cách bán cổ phần cho cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài. Vậy thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam như thế nào? Mục tiêu của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì? Hãy tham khảo bài viết sau của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cổ phần hóa là gì?
Cổ phần hóa là việc biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, tức là chuyển từ hình thức sở hữu lớn nhất sang sở hữu chung của nhiều người thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho nhiều người dưới hình thức bán cổ phần cho họ.
Những người này trở thành cổ đông của công ty cổ phần, doanh nghiệp một chủ trở thành công ty cổ phần. Như vậy, cổ phần hóa có thể áp dụng đối với bất kỳ doanh nghiệp một chủ nào, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước đều có thể cổ phần hóa.
Bản chất của cổ phần hóa chính là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế khác.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là hành vi mua và bán trong đó Nhà nước sẽ thu tiền bán cổ phần của doanh nghiệp, các cổ đông sẽ được chuyển quyền sở hữu và định đoạt toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh cũng như hưởng các lợi nhuận sau khi đã làm nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: ” Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021 khái niệm doanh nghiệp Nhà nước đã có sự thay đổi bởi Luật Doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực thi hành, theo đó Doanh nghiệp Nhà nước được quy định như sau:
” Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”
Như vậy, từ ngày 01/01/2021 trở đi, doanh nghiệp Nhà nước sẽ là doanh nghiệp thuộc một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu), chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp.
Được thực hiện với mục đích tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân, thay vì đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần
Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu. Tùy từng doanh nghiệp, phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít, từ 0% tới 100%.
Tại sao cần cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?
- Cổ phần hóa làm cho doanh nghiệp phát triển mạnh về quy mô. Trong khi các hình thức giải thể, sáp nhập thành lập mới doanh nghiệp thu hẹp đáng kể số lượng doanh nghiệp nhà nước trước đó, chưa giải quyết được vấn đề quan trọng nhất là sở hữu thì cổ phần hóa được với những ưu điểm của mình đã giải quyết được gần như triệt để vấn đề đó
- Cổ phần hóa có lợi cho việc tập trung nguồn vốn.Trước tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn tình hình thu chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay luôn là một vấn đề khó khăn, trong đó chi ngân sách để đảm bảo cho các doanh nghiệp nhà nước vốn là một thử thách lớn nhưng thông qua cổ phần hóa khó khăn về vốn này sẽ cơ bản được giải quyết. Cổ phần hóa tạo ra khả năng huy động vốn rộng rãi, nhanh chóng kịp thời đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.Muốn có thể được chuyển dịch giữa các nhà đầu tư trong và ngoài công ty cổ ngoài và công ty cổ phần tính chất xã hội hóa vốn hoạt động kinh doanh rất cao vào khả năng sử dụng của linh hoạt và có hiệu quả.
- Cổ phần hóa góp phần phòng chống tham nhũng, tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán.Trong công ty cổ phần mỗi bộ phận và mỗi thành viên đều có lợi ích riêng và gắn liền với lợi ích và mục tiêu của doanh nghiệp, điều này tạo ra động lực trong mỗi hoạt động quản lý do có sự ràng buộc và giám sát lẫn nhau, hạn chế các hành vi vụ lợi khi doanh nghiệp đang thuộc hoàn và sở hữu nhà nước
- Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là giải pháp hữu hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Theo cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như các hiệp định song phương và đa phương với thương mại, Việt Nam phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, như vậy sẽ không còn tình trạng bao cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước.Yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp này phải thực sự mạnh để có thể cạnh tranh và tồn tại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Mặc dù hệ thống cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành đầy đủ và được kịp thời được sửa đổi, bổ sung làm cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhưng suốt cả thời gian qua, cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước vẫn mãi ở tình trạng “ì ạch,” “biết rồi, nói mãi.”
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong năm 2021, chỉ cổ phần hóa được 3 doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa theo kế hoạch là 89 doanh nghiệp; trong đó những địa phương còn nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa lớn như thành phố Hà Nội có 13 doanh nghiệp, chiếm 14% kế hoạch; Thành phố Hồ Chí Minh là 38 doanh nghiệp, chiếm 40% kế hoạch.
Về thoái vốn, năm 2021 đã thoái vốn tại 18 doanh nghiệp với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng, trong đó thoái vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp với giá trị 52,8 tỷ đồng, thu về 85,1 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn tại 14 doanh nghiệp với giá trị 1.612 tỷ đồng, thu về 4.317 tỷ đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Điều kiện đăng ký doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
- Hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở công ty, doanh nghiệp
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam″. Nếu quý khách có nhu cầu thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Qua việc cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước sẽ trở thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu từ đó tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, giúp huy động thêm được nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, làm tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp.
+ Thu hút nhanh chóng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư vào nền kinh tế bằng việc phát hành chứng khoán.
+ Nhanh chóng cấu trúc lại các doanh nghiệp về sản xuất, tổ chức… Nâng cao năng suất, chất lượng và vị thế của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và quốc tế
Từ sự phân tích trên có thể thấy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Có thực hiện tốt quá trình cổ phần hóa thì mới nhanh chóng thúc đẩy việc cải cách, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước.
Thực tiễn cũng đã khẳng định cổ phần hóa đã trở thành giải pháp quan trọng, hữu hiệu và chủ yếu để cơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong đời sống.