Cải cách hành chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị – xã hội, nhằm sửa đổi toàn diện hệ thống hành chính nhà nước, giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tốt hơn trong tình hình mới. Nhiều bạn quan tâm rằng thực trạng cải cách hành chính ở việt nam hiện nay như thế nào? Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn kiến thức nội dung nêu trên tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay
Cải cách hành chính là một trong những nội dung chủ yếu của khoa học hành chính, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao.
Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời khỏi bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung, nên nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế – xã hội, cũng như mang tính đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển… Cải cách hành chính ở các nước khác nhau nên cũng mang sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, ở nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, cải cách hành chính được xác định là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình cải cách nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam bao gồm
– Cải cách thể chế hành chính nhà nước.
– Cải cách thủ tục hành chính (TTHC).
– Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
– Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
– Cải cách tài chính công
Vậy thực trạng cải cách hành chính hiện nay ở nước ta hiện nay như thế nào? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết
Thực trạng cải cách hành chính hiện nay ở nước ta hiện nay
Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực cải cách về thể chế và TTHC, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, sửa đổi bổ sung như Luật Quản lý thuế năm 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Nhà ở năm 2020… Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, Chính phủ đã ban hành 05 nghị quyết tập trung vào cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; giai đoạn năm từ 2019 đến năm 2021 đã ban hành các nghị quyết về cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh, chuyển đổi số và hệ sinh thái khởi nghiệp. Đặc biệt, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng tích cực, hiện đại. Bên cạnh đó, các nghị quyết ban hành các chương trình hành động thể hiện sự chỉ đạo cụ thể và quyết liệt của Chính phủ về các lĩnh vực thuế, hải quan, đất đai, cấp phép xây dựng, đầu tư… tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và hội nhập, tạo sức bật mới cho nền kinh tế. Mặt khác, các nghị quyết này đã tạo ra hiệu quả rất rõ về cải cách thể chế và TTHC.
Vấn đề công khai, minh bạch TTHC đã đạt được những bước tiến nhất định, cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC từng bước được cập nhật, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi tiếp cận dịch vụ công, góp phần cắt giảm thời gian và chi phí. Điểm nổi bật của công tác cải cách hành chính trong những năm qua là việc giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân, doanh nghiệp đã có những chuyển biến rõ rệt, theo hướng công khai, minh bạch. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 được ban hành thì các bộ, ngành và địa phương đã nhận thức rõ trách nhiệm và chủ động tham gia tích cực để cải thiện điểm số và thứ hạng các chỉ số, tiêu chí cụ thể thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, ngành và địa phương. Do đó, hàng nghìn điều kiện kinh doanh bất hợp lý và TTHC không phù hợp đã được bãi bỏ. Công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu đã được đổi mới cơ bản theo nguyên tắc đánh giá rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với nhiều loại hàng hóa; số lượng dịch vụ công trực tuyến tăng nhanh.
Bên cạnh đó, công tác rà soát TTHC là một trong những khâu khó thực hiện có hiệu quả trên thực tiễn, bởi vì việc các cơ quan, đơn vị tự rà soát, cắt bỏ những TTHC rườm rà nhưng lại liên quan đến quyền lợi của mình là rất khó khăn, như cách nói ví von “Tự lấy đá ghè chân mình”. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự quyết tâm của các cơ quan, đơn vị nên kết quả đạt được trong việc đơn giản hóa các TTHC là rất lớn, quan trọng và tích cực, đã giảm được đáng kể chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách thể chế nói chung, cải cách TTHC nói riêng vẫn còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, thực thi cải cách TTHC không đồng bộ, thiếu quyết liệt theo những đề án, kế hoạch cụ thể.
Thứ hai, chi phí tuân thủ TTHC còn cao ở một số khâu trong thành lập, đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư; đầu tư xây dựng công trình, dự án và nhà ở; kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp; xuất khẩu, nhập khẩu; nộp thuế; quyền sử dụng đất.
Thứ ba, một số chỉ số cải thiện chậm. Đặc biệt, một số chỉ số bị tụt hạng mạnh so với khu vực và thế giới. Ví dụ, giải quyết các thủ tục phá sản doanh nghiệp năm 2018 giảm 08 bậc so với 2016 (đứng ở vị trí cuối bảng xếp hạng); giao dịch thương mại qua biên giới giảm 07 bậc… Các chỉ số liên quan tới công nghệ, sáng tạo nhằm thích nghi với nền sản xuất mới trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chậm được cập nhật, theo dõi, tập trung cải thiện.
Thứ tư, thực thi phương án đơn giản hóa TTHC sau giai đoạn rà soát được đặt ra, kế hoạch đơn giản hóa TTHC vẫn cần được xem là trọng tâm, bởi khối lượng công việc cần thực hiện rất lớn. Do đó, cần đơn giản hóa, đổi mới quy trình của các thủ tục mà không ảnh hưởng đến công tác quản lý, không gây ra những biến động phức tạp, góp phần ổn định xã hội, xây dựng xã hội phát triển tốt hơn, thông thoáng hơn, công khai, minh bạch hơn.
Thứ năm, các kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ chưa thực sự bám sát các chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế, lộ trình thời gian và cách thức triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ được giao.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu công văn giải trình sự việc mới nhất năm 2022
- Mẫu báo cáo kết quả công việc trong tháng mới nhất năm 2022
- Mẫu bài thu hoạch đi thực tế mới nhất năm 2022
- Nộp sơ bảo hiểm xã hội bao lâu thì có tiền
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thực trạng cải cách hành chính ở việt nam hiện nay“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như mẫu đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục giải thể công ty mới thành lập, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, xin giấy phép bay flycam, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cải cách hành chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị – xã hội giúp sửa đổi toàn diện hệ thống hành chính nhà nước. Việc cải cách hành chính giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tốt hơn trong tình hình mới.
Việc cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước ưu tiên và chú trọng thể hiện trên các mục tiêu như:
– Hoàn thiện thể chế và cơ chế thực hiện chính sách (về kinh tế; về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính);
– Xoá bỏ các thủ tục hành chính quan liêu, rườm rà; tạo một hệ thống thủ tục đơn giản, công khai, thuận lợi;
– Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan được phân định rõ ràng. Chuyển một số việc cho các tổ chức phi Chính phủ thực hiện;
– Xây dựng một đội ngũ công chức cơ bản hội đủ các yêu cầu về chức danh;