Có thể nói, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam ngày một rõ nét hơn qua những văn bản pháp lý thời gian qua. Bảo hiểm tiền gửi được hiểu là một loại hình hiểm có mục đích đảm bảo quyền và lợi ích cho người gửi tiết kiệm bằng việc chi trả tiền bảo hiểm khi ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả tiền gửi hoặc bị phá sản. Nhờ có bảo hiểm tiền gửi mà người dân có quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, bảo hiểm tiền gửi đã tạo dựng được niềm tin cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm tại những hệ thống ngân hàng và nhiều tổ chức tín dụng khác. Việc có được niềm tin của người dân sẽ giúp ngân hàng và tổ chức tín dụng huy động được những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để cho vay và làm các dịch vụ tài chính khác. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thực trạng bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về bảo hiểm tiền gửi
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Trong đó:
– Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.
Những loại tiền gửi được hưởng bảo hiểm
Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng dưới các hình thức sau đây:
“Điều 18. Tiền gửi được bảo hiểm
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.”
Lưu ý: Tiền gửi được bảo hiểm không bao gồm:
– Tiền gửi của người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
– Tiền gửi của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó
– Tiền gửi của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Quy định về tiền gửi được bảo hiểm
Các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
“Điều 19. Tiền gửi không được bảo hiểm
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.”
– Tiền gửi được bảo hiểm:
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác
– Tiền gửi không được bảo hiểm, bao gồm:
+ Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
+ Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
+ Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Quy định phí bảo hiểm tiền gửi
Phí bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 như sau:
“Điều 20. Phí bảo hiểm tiền gửi
1. Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
3. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
4. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
5. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.”
Quy định về trả tiền bảo hiểm tiền gửi
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi
Căn cứ theo Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
“Điều 22. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm
Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.”
Thời hạn trả tiền bảo hiểm tiền gửi
Căn cứ theo Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
“Điều 23. Thời hạn trả tiền bảo hiểm
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.”
Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi
Căn cứ theo Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
“Điều 24. Hạn mức trả tiền bảo hiểm
1. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.”
– Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
– Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi hiện nay được quy định tại Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, như sau:
Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).
Xử lý số tiền gửi vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi
Căn cứ theo Điều 27 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
“Điều 27. Xử lý số tiền gửi vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm
Số tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.”
Thực trạng bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
Trong Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 nêu rõ Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt, Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để xây dựng những phương án phá sản trình Ngân hàng Nhà nước xem xét; phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi các Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được áp dụng biện pháp phục hồi là vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Tới Quyết định 689/QĐ-TTg (6/2022) gần đây có yêu cầu: nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo hướng nghiên cứu, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia sâu hơn, có hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại tổ chức tin dụng yếu kém.
Và mới đây nhất, theo Quyết định 1382/QĐ-NHNN (8/2022) ban hành Kế hoạch hành động thực hiện đề án “Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định 689 (6/2022): Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan theo hướng bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được tham gia cơ cấu lại tổ chức tín yếu kém; nghiên cứu sửa đổi luật Bảo hiểm tiền gửi để sử dụng nguồn tiền kết dư phí bảo hiểm để xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém,…
Theo đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được giao nhiệm vụ cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ; tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính; tham gia xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, tham gia Ban kiểm soát đặc biệt,… Có nghĩa là trong quy định của pháp luật, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi đã được nhấn mạnh, làm rõ hơn; vấn đề là thực tế triển khai thực hiện như thế nào.
Khuyến nghị
Những thông tin được giải đáp ở trên hi vọng sẽ giúp bạn có được sự tư vấn tốt nhất. Mọi ý kiến xin gửi về luật sư X là đơn vị cung cấp các dịch vụ về tư vấn luật bảo hiểm, giải đáp những thông tin nhanh và cần thiết nhất cho bạn.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mức chi trả tối đa bảo hiểm tiền gửi bao nhiêu năm 2023?
- Quy định về bảo hiểm tiền gửi hiện nay như thế nào?
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thuộc đơn vị nào?
Thông tin bài viết
Vấn đề “Thực trạng bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính của Nhà nước, có tư cách pháp nhân và được ngân sách nhà nước cấp vốn điều lệ là 1000 tỉ đồng, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được miễn các loại thuế, thực hiện chức năng chính là bảo đảm an toàn cho khoản tiền gửi.
Theo quy định, các tổ chức tín dụng và tổ chức khác không phải tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng và có nhận tiền gửi của cá nhân thì bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Mức phí bảo hiểm phải đóng là 0.15%/năm.
Đối tượng được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân tại tổ chức tín dụng. Khi tổ chức tín dụng bị phá sản thì bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng.
Sau khi trả bảo hiểm số tiền gửi vượt quá mức tối đa được chi trả sẽ được trả cho người gửi tiền với tư cách là các chủ nợ theo quy định của Luật phá sản
Tại mỗi quốc gia, chính sách Bảo hiểm tiền gửi được xây dựng nhằm hướng đến một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể trong mỗi thời kỳ. Tuy vậy, có thể phân chia mục tiêu của chính sách Bảo hiểm tiền gửi thành 3 nhóm chính gồm:
Thứ nhất: bảo vệ người gửi tiền, đối tượng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin về điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi.
Bảo hiểm tiền gửi trước hết là vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Khi có ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào đó bị phá sản, nếu ngân hàng đó tham gia vào cơ chế bảo hiểm tiền gửi hoặc được chính phủ tuyên bố chi trả bảo hiểm tiền gửi thì những người gửi tiền tại ngân hàng phá sản đó có cơ hội được trả một phần hay toàn bộ số tiền của mình.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là bảo hiểm tiền tiền gửi sẽ làm cho tâm lý của người gửi tiền không bị hoang mang, mất lòng tin và người ta sẽ không nghĩ đến việc phải vội vã rút tiền từ các ngân hàng khác, tránh được sự đổ vỡ mang tính dây chuyền có thể xảy ra với cả hệ thống ngân hàng.
Thứ hai: Mục đích không kém phần quan trọng của bảo hiểm tiền gửi đó chính là góp phần ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng trong một số trường hợp các tổ chức này lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Việc bảo hiểm tiễn gửi sẽ giúp cho người dân tin tưởng vào khả năng chi trả của ngân hàng tín dụng nếu rơi vào trường hợp trên, từ đó giảm thiểu được hoạt động đột biến rút tiền gửi, góp phần tạo cơ chế chính thức để xử lý các tổ chức tiền gửi sự cố không may xảy ra.
Do vậy, bảo hiểm tiền gửi không chỉ dừng lại ở mục tiêu bảo vệ quyền lợi trực tiếp của người gửi tiền ở ngân hàng, tổ chức tín dụng mà còn là một trong các công cụ để bảo đảm an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro và tránh được sự đổ vỡ có tính dây chuyền, đảm bảo tính ổn định của cả hệ thống tài chính.
Trong đó, mục tiêu thứ nhất và thứ hai là hai mục tiêu cốt lõi của chính sách bảo hiểm tiền gửi. Các mục tiêu bổ sung trong nhóm thứ 3 (nếu có) không được mâu thuẫn hoặc làm suy yếu hai mục tiêu cốt lõi nêu trên.
Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với hệ thống các tổ chức tín dụng và nền kinh tế:
+ Với hệ thống các tổ chức tín dụng, hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.
+ Với nền kinh tế, hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi góp phần duy trì sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội, tiền đề cho ổn định và phát triển kinh tế.