“Xin chào luật sư. Hiện tại em là sinh viên năm 4 trường Đại học Luật Hà Nội. Sắp tới em dự định xin đi thực tập. Tuy nhiên, em còn băn khoăn không biết thực tập có lương không? Khi nào thì thực tập sinh được trả lương? Theo quy định hiện nay thì thực tập sinh ngành Luật có được trả lương không? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mức lương trung bình của thực tập sinh tại Việt Nam
Thông thường, lương của một công việc thực tập sẽ không quá cao và ở mức thấp hơn so với lương của một nhân viên chính thức. Vì chưa có quy định rõ ràng nên chính sách của mỗi công ty sẽ khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam, mức lương trung bình của thực tập sinh sẽ rơi vào khoảng 2 đến 4 triệu đồng (thực tập nửa ngày hoặc cả ngày tùy lĩnh vực). Trong một số ngành nghề đặc thù như CNTT hoặc kinh doanh thì thực tập sinh có thể không có lương nhưng được trả tiền hoa hồng theo doanh số hay dựa trên lượng công việc, mức đóng góp cho dự án. Ở các lĩnh vực khác như nhà hàng, khách sạn thì bạn có thể không được trả lương nhưng miễn phí đồng phục, bữa ăn trong ca…
Đây không phải là con số chính thức nên rất có thể trong quá trình tìm hiểu. Bạn sẽ bắt gặp các con số khác nhau, nhỏ hoặc thậm chí lớn hơn rất nhiều.
Nhìn chung, thực tập sinh có lương có khả năng được nhận một số tiền không quá lớn nhưng hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt hoặc đóng học phí, đồng thời được học việc, hướng dẫn từ thực tế.
Khi nào thì thực tập sinh được trả lương?
Thực tập sinh sẽ nhận được các khoản phụ cấp, tiền lương thực tập trong một số trường hợp như sau:
- Ngành nghề, lĩnh vực đặc thù: CNTT, dịch vụ, viết lách, dịch thuật, kinh doanh, digital marketing…
- Đáp ứng được các yêu cầu về thời gian, hình thức làm việc của nhà tuyển dụng: Một số công ty trả lương cho thực tập sinh toàn thời gian, trong khi không trả lương cho thực tập sinh làm nửa ngày chẳng hạn.
- Thực tập sinh có trình độ, kỹ năng: Các thực tập sinh có kết quả học tập tốt hoặc đang làm nghề khác muốn chuyển sang lĩnh vực mới, có sẵn các kỹ năng chuyển đổi.
- Thực hiện các công việc, nhiệm vụ đạt yêu cầu: Đôi khi, giai đoạn đầu của quá trình thực tập bạn có thể không được trả lương nhưng nếu sau đó thể hiện tốt, đóng góp cho công ty thì sẽ nhận được phụ cấp hoặc lương hàng tháng.
Như vậy, nếu thuộc một trong số các trường hợp nêu trên thì thực tập sinh hoàn toàn có thể nhận mức lương tương xứng tại cơ sở mà mình thực tập.
Thực tập sinh ngành Luật có được trả lương không?
Pháp luật hiện nay, không có nội dung quy định về hợp đồng thực tập hay tiền lương trả cho sinh viên thực tập. Việc xác định lương cho sinh viên thực tập phải căn cứ vào loại hợp đồng mà chị ký kết với sinh viên thực tập.
Nếu hợp đồng giao kết là hợp đồng thử việc thì tiền lương theo quy định tại Điều 26 Bộ Luật lao động 2019:
– Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Nếu tính chất của hợp đồng là hợp đồng đào tạo nghề theo quy định tại Điều 62 Bộ Luật lao động 2019 thì:
– Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
– Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
– Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nghề đào tạo;
+ Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
+ Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
+ Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
+ Trách nhiệm của người lao động.
– Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.
Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Theo đó, pháp luật không có nội dung quy định chi phí hỗ trợ cho người học mà sẽ dựa trên thỏa thuận giữa người đào tạo với người học đào tạo. Câu trả lời cho câu hỏi Thực tập sinh ngành Luật có được trả lương không? sẽ là: Có thể có hoặc không, tùy từng trường hợp.
Thực tập sinh ngành Luật được hưởng phúc lợi như thế nào?
Khi đi thực tập, sinh viên ngành Luật sẽ được hưởng phúc lợi như sau:
– Thực tập sinh sẽ nhận được mức lương, khoản hỗ trợ tùy vào công ty tuyển dụng.
– Công việc thực tập sinh pháp lý là bước đệm hoàn hảo để sinh viên hoàn thiện kỹ năng và kiến thức hành nghề.
– Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, cộng tác mở rộng mối quan hệ đồng nghiệp, học hỏi từ người hướng dẫn để bổ sung kiến thức cho công việc say này.
– Các công ty luôn tạo điều kiện cho thực tập sinh ưu tú có cơ hội trở thành nhân viên chính thức hoặc gửi thư giới thiệu với các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu giấy xác nhận thực tập
- Mẫu đơn xin thực tập ngành Luật mới năm 2022
- Chứng thực bản sao bảng điểm đi thực tập ở phòng tư pháp được không?
- Sinh viên luật vừa tốt nghiệp ra trường có được làm thừa phát lại không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thực tập sinh ngành Luật có được trả lương không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Tìm việc làm thực tập có lương qua các kênh đáng tin cậy, trang web chính thức của nhà tuyển dụng (để tránh bị lừa).
– Chuẩn bị CV xin việc thực tập chỉn chu và tham khảo các hướng dẫn viết CV phù hợp với từng ngành nghề.
– Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn (online hoặc offline) bằng cách luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn phổ biến.
– Bày tỏ nguyện vọng được học hỏi và đóng góp sức trẻ trong một môi trường chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng.
Những tiêu chí cơ bản để tuyển thực tập sinh có trả lương thường sẽ là:
– Chủ động, ham học hỏi
– Chăm chỉ
– Nghiêm túc
– Hoàn thành chương trình thực tập và các nhiệm vụ được giao
Dưới đây là 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương cho thực tập sinh:
– Kinh nghiệm
– Vùng miền
– Ngành nghề
– Công ty mà bạn thực tập