Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự đã có nhiều đổi mới; đã hoàn thiện phương thức đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm; tăng tính chủ động của bên nhận bảo đảm trong xử lý tài sản bảo đảm… Để hiểu rõ hơn hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề: “Thực hiện biện pháp bảo đảm.”
Căn cứ pháp lý
Khái quát về thực hiện biện pháp bảo đảm
– Thực hiện biện pháp bảo đảm là quá trình hiện thực các nội dung đã được các bên cam kết xác lập trước đó hoặc được pháp luật quy định.
– Nguyên tắc thực hiện:
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng; không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do; tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập; thực hiện, chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia; dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
– Nội dung:
- Thực hiện theo thỏa thuận
- Thực hiện theo quy định của pháp luật
Thực hiện các biện pháp bảo đảm
Thực hiện biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản
– Bên cầm cố:
- Có nghĩa vụ chuyển giao tài sản bảo đảm; cung cấp các thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm; thanh toán chi phí bảo quản tài sản bảo đảm; không được định đoạt quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Có quyền yêu cầu bên nhận bảo đảm trả lại tài sản; bảo quản tài sản; bồi thường thiệt hại ( Nếu chứng minh được có thiệt hại); hoặc được quyền định đoạt tài sản nếu có thỏa thuận hoặc luật cho phép.
– Bên nhận cầm cố:
- Nghĩa vụ: Chủ thể này có nghĩa vụ phải quản lý tài sản; bảo đảm sự toàn vẹn giá trị của tài sản; trả lại tài sản bảo đảm khi xuất hiện căn cứ chấm dứt biện pháp bảo đảm.
- Quyền: Khai thác tài sản bảo đảm nếu có thỏa thuận; có quyền kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu bất hợp pháp.
Thực hiện biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản
– Bên thế chấp:
- Nghĩa vụ: quản lý và đảm bảo giá trị tài sản thế chấp; giao giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm; sửa chữa hoặc thay thế tài sản bảo đảm khi có hư hỏng …. trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Quyền: khai thác tài sản bảo đảm; đầu tư làm tăng giá trị tài sản bảo đảm; thực hiện quyền định đoạt tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc trường hợp luật có quy định.
– Bên nhận thế chấp
- Nghĩa vụ: Trả lại giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp khi biện pháp bảo đảm chấm dứt; thực hiện thủ tục xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Quyền: Kiểm tra việc quản lý; khai thác tài sản bảo đảm nhằm đảm bảo giá trị của tài sản bảo đảm; giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp; yêu cầu bên thế chấp, chủ thể có quyền liên quan đến tài sản thế chấp chấm dứt hành vi xâm phạm tài sản bảo đảm; xử lý tài sản bảo đảm .
– Bên thứ ba trực tiếp nắm giữ tài sản
Thực hiện biện pháp bảo đảm ký cược
– Đối với bên ký cược
- Nghĩa vụ: Giao tài sản ký cược, thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
- Quyền: Yêu cầu bên nhận bảo đảm thực hiện các biện pháp quản lý; bảo toàn giá trị của tài sản bảo đảm.
– Đối với bên nhận ký cược
- Nghĩa vụ: Tiếp nhận và quản lý tài sản ký cược
- Quyền: xử lý tài sản bảo đảm
Thực hiện biện pháp bảo đảm bảo lãnh
– Đối với bên bảo lãnh:
- Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
– Đối với bên nhận bảo lãnh:
- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Thực hiện biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu
– Đối với bên mua:
- Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi; lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
- Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác
– Đối với bên bán:
Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận. Thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng.
Trường hợp bên mua làm mất; hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thực hiện biện pháp bảo đảm cầm giữ tài sản
– Đối với bên cầm giữ:
Quyền:
- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản; giữ gìn tài sản cầm giữ.
- Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi; lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Nghĩa vụ:
- Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
- Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
- Không được chuyển giao; sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
- Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
- Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Thực hiện biện pháp bảo đảm. ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phương thức xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:
– Theo thỏa thuận
– Theo quy định của pháp luật
1. Chi phí xử lý tài sản bảo đảm
2. Quyền cầm giữ; vật quyền bảo đảm
3. Trái chủ nói chung
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí qúy, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
1. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu;
2. Tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được;
3. Giá trị tài sản có thể bằng, nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.