Người mất năng lực hành vi dân sự hay còn gọi là người tâm thần; là một trong những đối tượng, yếu thế cần được bảo vệ bởi pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi cho họ; cũng như để tránh trường hợp có người lợi dụng những người có bệnh lý tâm thần; để thực hiện những giao dịch bất hợp pháp; pháp luật cho phép người thân của họ yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Vậy thủ tục này, được thực hiện như thế nào ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu thủ tục này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Người mất năng lực hành vi dân sự được hiểu như thế nào ?
Tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 giải thích về năng lực hành vi dân sự như sau:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập; thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được đánh giá qua hai tiêu chí; là độ tuổi và khả năng nhận thức; điều khiển hành vi. Cá nhân có độ tuổi, khả năng nhận thức; điều khiển hành vi khác nhau thì có năng lực hành vi khác nhau. Tùy vào từng trường hợp nhất định mà năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân là không giống nhau.
Hiện nay, tại Bộ luật Dân sự 2015 không đưa ra định nghĩa; cụ thể về mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, qua quy định tại khoản 1 điều 22 Bộ Luật dân sự 2015, ta có thể hiểu ” Người mất năng lực hành vi dân sự là người; không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi; của mình hoặc đã từng có khả năng để xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; tuy nhiên, do những lí do khác nhau mà năng lực hành vi không còn nữa “
Tuy nhiên, một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự; khi và chỉ khi có quyết định công nhận việc một người bị mất năng lực hành vi dân sự. Vậy thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện như thế nào ?
Thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, các tổ chức hữu quan, là những chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án tuyên bố, một người bị mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, quy trình này được thực hiện như sau:
- Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
- Bản kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền; và các chứng cứ khác để chứng minh người bị yêu cầu bị bệnh tâm thần; hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình. Nếu không có kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền; thì có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định).
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh người yêu cầu là người có quyền yêu cầu
- Giấy khai sinh, CMND, căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn; của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
- Tài liệu khác có liên quan.
Bước 2. Gửi hồ sơ và đơn yêu cầu đến tòa án có thẩm quyền
Tòa án, có thẩm quyền, được xác định là tòa án nơi mà người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự cư trú.
Bước 3: Tòa án tiến hành thụ lý yêu cầu tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự
Trong trường hợp, đơn được gửi đến là hợp lệ, tòa án sẽ tiến hành thụ lý yêu cầu. Theo đó thì :
- Người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp chưa có kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người được yêu cầu tuyên mất năng lực hành vi dân sự;
- Khi có kết luận giám định, Toà sẽ ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu;
- Nếu chấp nhận đơn yêu cầu, Tòa ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với người được yêu cầu.
Hậu quả khi yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
Một người khi bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự; sẽ có những hậu quả pháp lý nhất định. Cụ thể Hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự là tất cả các giao dịch do họ xác lập đều vô hiệu. Cụ thể, tại Điều 125 Bộ Luật Dân sự quy định giao dịch dân sự vô hiệu do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện như sau:
1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập; thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó; Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Người bị tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự; không thể thực hiện các giao dịch dân sự. Các quyền liên quan đến giao dịch dân sự, nhân thân của người mất năng lực hành vi dân sự phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật, hoặc người giám hộ.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Chỉ khi một người mắc bệnh tâm thần; bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan thì Tòa án mới ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự. Do vậy, việc Tòa án xác định một người mất năng lực hành vi do cao tuổi là không đúng pháp luật.
Theo quy định tại Điều 59 BLDS thì người giám hộ của người bị tuyên là mất năng lực hành vi dân sự sẽ là người quản lý tài sản.
Người giám hộ chỉ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ; với những giao dịch liên quan tới tài sản thì chỉ thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản vì lợi ích của người được giám hộ.
Trên thực tế thì pháp luật không cho phép người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Vì mục đích của hôn nhân là xây dựng cuộc sống vợ chồng hạnh phúc; nuôi dạy các con. Nếu người này kết hôn sẽ không đảm bảo được yêu cầu của hôn nhân. Tuy nhiên; pháp luật chỉ áp dụng với những người đã có quyết định của Tòa án; trường hợp những người chưa được tòa án tuyên thì vẫn có thể kết hôn.