Chào Luật sư, tôi muốn hỏi thủ tục tố tụng với người nước ngoài hiện nay như thế nào? Tôi có làm ăn ký kết hợp đồng với đối tác nước Hàn Quốc. Nếu tôi muốn kiện họ thì tiến hành nộp đơn ở đâu? Các loại giấy tờ cần chuẩn bị là gì? Thủ tục tố tụng với người nước ngoài hiện nay thế nào? Pháp luật nước nào sẽ điều chỉnh và giải quyết tranh chấp đó? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Quy định về thủ tục tố tụng theo pháp luật Việt Nam
Thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án dã được thụ lí hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật
Do các vụ việc có tính chất đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định các thủ tục tố tụng khác nhau tương ứng. Thủ tục tố tụng hình sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hình sự. Thủ tục tố tụng dân sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, những tranh chấp kinh doanh thương mại, những tranh chấp về lao động thuột thẩm quyền giải quyết của tòa án. Thủ tục tố tụng hành chính được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hành chính. Theo trình tự thì thủ tục tố tụng phân thành các giai đoạn:
Đối với các vụ án hình sự có: Thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
Đói với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động thì có thủ tục khởi kiện, thụ lí, lập hồ sơ, xét xử, thi hành án.
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong tiến trình hội nhập
Con người vốn không hoàn hảo và loài người vốn bất toàn. Do vậy; từ xưa tới nay; dù ở Đông phương hay Tây phương thì trật tự xã hội được duy trì là nhờ vào luân lý và luật pháp. Xét theo lẽ thường thì luân lý và luật pháp quốc gia được hình thành trên nền tảng của những triết lý nhân bản; hướng tới việc duy trì trật tự xã hội và phụng sự cho cuộc sống của con người được tốt đẹp hơn.
Các triết lý nhân bản này vốn bắt nguồn từ cuộc sống và là sự phản ánh của đời sống thực tại; cho nên sự thể hiện các triết lý này trong luật pháp không thể tách rời các điều kiện kinh tế – xã hội; truyền thống lịch sử và nền văn hoá của mỗi nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay thì các triết lý căn bản về tố tụng dân sự và sự thể hiện nó trong pháp luật của mỗi quốc gia cũng không nằm ngoài quy luật chung này.
Hội nhập quốc tế về pháp luật tố tụng dân sự không có nghĩa là đồng nhất hoá hay lai tạp luật pháp của các quốc gia với nhau mà là sự tiếp biến và chọn lọc có điều kiện những ưu việt của nền văn minh nhân loại cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước. Có như vậy thì hiện tượng “có mới; nới cũ”; “sính ngoại” hay “đứt gãy về truyền thống lập pháp”; làm mất đi “hồn cốt dân tộc” mới được khắc phục và loại trừ.
Trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa trực tuyến
Một số yêu cầu cần thực hiện tại phiên tòa trực tuyến như sau:
+ Tòa án kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên tòa thông qua so sánh trực tuyến các giấy tờ tùy thân hoặc thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với phiên tòa xét xử vụ án hình sự tại điểm cầu thành phần thì công chức Tòa án hoặc cán bộ; chiến sĩ thuộc cơ sở giam giữ hỗ trợ phiên tòa phải kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập và thông báo cho Thư ký phiên tòa;
+ Khi khai mạc; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải phổ biến thêm việc xét xử trực tuyến vẫn đảm bảo các trình tự; thủ tục tố tụng; các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo; bị hại; đương sự vẫn được thực hiện theo quy định pháp luật tố tụng;
+ Trường hợp người tham gia tố tụng tại điểm cầu thành phần cung cấp thêm tài liệu; chứng cứ thì thực hiện như sau:
Đối với vụ án hình sự thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tiếp nhận tài liệu; chứng cứ theo hình thức dữ liệu điện tử. Yêu cầu công chức Tòa án hoặc cán bộ; chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ hỗ trợ thực hiện sao chụp và trình chiếu tài liệu; chứng cứ tại phiên tòa cho Hội đồng xét xử; Kiểm sát viên tại điểm cầu trung tâm xem xét; quyết định.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong tố tụng dân sự
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
+ Các tranh chấp; yêu cầu về dân sự; hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án;
+ Những tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự; Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các loại vụ việc dân sự sau:
+ Tranh chấp về kinh doanh; thương mại giữa cá nhân; tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận như: vận chuyển hàng hóa; hành khách bằng đường hàng không; đường biển; mua bán cổ phiếu; trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm gò, khai thác (được quy định tại các điểm: k, m, n và điểm o khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự); và một số tranh chấp khác.
Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự
Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự:
Bước 1: Thụ lý vụ án
Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
+ Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền à báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 2: Hòa giải vụ án dân sự
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 180 Bộ luật tố tụng dân sự thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong trường hợp hòa giải thành thì hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận thì thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một thẩm phán được chánh án tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự, đối với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình được quy định tại Điều 25 và Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự thường phức tạp. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với những vụ án kinh doanh, thương mại và lao động được quy định tại Điều 29 và Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự là những vụ án phát sinh từ các quan hệ rất nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án này là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự và 01 tháng đối với vụ án kinh doanh, thương mại và lao động quy định tại Điều 29 và Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự.
Bước 4: Mở phiên tòa xét xử
Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 199 đến Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự, gồm: Nguyên đơn, Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch.
Thủ tục tố tụng với người nước ngoài ra sao?
Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay; tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế; thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế,
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục tố tụng với người nước ngoài ra sao?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; đơn xin trích lục khai sinh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Là thủ tục của Thư ký Tòa án gồm các công việc: Ổn định trật tự trong phòng xử án; Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo Giấy triệu tập, Giấy báo của Tòa án; Phổ biển nội quy phiên tòa và Yêu cầu mọi người đứng dậy khi hội đồng xét xử vào phòng xử án.
+ Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận giải quyết vụ án;
+ Nghe đương sự trình bày về vụ án;
+ Tiến hành hỏi tại phiên tòa;
+ Công bố các tài liệu của vụ án
Trong thủ tục tranh luận tại phiên toà; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đương sự hoặc người đại diện của đương sự; đại diện cơ quan; tổ chức khởi kiện phát biểu ý kiến về đánh giá chứng cứ; đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án dân sự. Khi phát biểu; người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu; chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét; kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả của việc hỏi tại phiên toà. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.