Chào Luật sư, sáng nay tôi có đi cà phê ăn sáng cùng với bạn cũ. Tôi thấy vấn đề thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần được nhiều người quan tâm đến. Có những công ty hoạt động không còn hiệu quả nữa nên diễn ra tình trạng thoái vốn nhà nước. Vậy Luật quy định Thủ tục thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần thế nào? Nguyên tắc thoái vốn nhà nước tại công ty cồ phần như thế nào? Thủ tục thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần có gì cần lưu ý? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Nguyên tắc thoái vốn hiện nay như thế nào?
Khi thực hiện thủ tục thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần thì cần phải nắm được nguyên tắc thoái hóa vốn. Cụ thể:
– Việc chuyển nhượng vốn nhà nước phải theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp theo giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
– Bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, thu hồi vốn nhà nước đầu tư ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong chuyển nhượng vốn;
– Việc xác định giá khởi điểm khi đấu giá chuyển nhượng vốn nhà nước: Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc người đại diện phần vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản lựa chọn ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về giá và thẩm định giá;
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các đơn vị trực thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc người đại diện phần vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản thuê tổ chức đấu giá, thuê tổ chức tư vấn khác có hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến chuyển nhượng vốn để tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn của nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Khi thoái hóa vốn doanh nghiệp cần nắm được đầy đủ những nguyên tắc trên và có những phương án nhất định khi thoái hóa hóa vốn.
Thủ tục thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần thế nào?
– Đối với công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom thì việc chuyển nhượng sẽ được thực hiện theo phương thức giao dịch theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Nếu chuyển nhượng theo phương thức thỏa thuận thì giá thỏa thuận phải nằm trong biên độ giá giao dịch của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng.
– Đối với những công ty cổ phần chưa thực hiện việc niêm yết hoặc là chưa đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom thì thực hiện chuyển nhượng vốn theo phương thức sau:
+ Đấu giá công khai, trường hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh thông qua hình thức đấu giá bán cổ phần theo lô. Khi chuyển nhượng vốn có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên thì phải thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán.
Nếu chuyển nhượng phần vốn có giá trị dưới 10 tỷ đồng thì có thể thuê tổ chức tài chính trung gian bán đấu giá, tự tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp, hoặc thực hiện đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán;
+ Bán thỏa thuận trực tiếp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu với nhà đầu tư trong trường hợp bán đấu giá cổ phần theo lô không thành công;
+ Nếu chuyển nhượng vốn theo phương thức thỏa thuận trực tiếp thì người có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn không được quyết định chuyển nhượng cho doanh nghiệp trong đó có vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi, anh, chị, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý doanh nghiệp này và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá nhân là người có quan hệ như trên.
Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn nhà nước theo quy định pháp luật
Như đã nêu ở phần nguyên tắc khi thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước theo quy định pháp luật trong công ty cổ phần thì việc công ty cổ phần muốn thực hiện thủ tục thoái vốn cần phải có phương án thực hiện. Thì trong giai đoạn này cần có một chủ thể phê duyệt phương án đó. Tại quy định Điều 38 Khoản 2 Nghị định 91/2015/NĐ-CP quy định chuyển nhượng vốn nhà nước,được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP có đưa ra quy định như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng trong từng giai đoạn.
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng lộ trình, quyết định phương án và tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, ta có thể thấy đối với thẩm quyền phe duyệt phương án thực hiện thủ tục thoái vốn nhà nước đói với công ty cổ phần phải được thủ tướng chính phủ quyết định hoặc được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thực hiện việc chuyển nhượng thì việc tiến hành thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước mới được diễn ra.
Chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần như thế nào?
Căn cứ Điều 36 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
Cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Căn cứ phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 10 của Luật này, Chính phủ quy định lộ trình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch ngành quốc gia.
2. Doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải thực hiện cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Luật này.
3. Thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Thu hút nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp.
5. Cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp;
b) Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
c) Chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Như vậy, chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần là một trong những hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Ai sẽ đứng tên sổ đỏ khi có nhiều người cùng mua chung một lô đất?
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?
- Tra cứu số định danh cá nhân cho trẻ em như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Phương thức chuyển nhượng:
a) Việc chuyển nhượng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
c) Việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thực hiện đấu giá công khai. Trường hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh. Trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
Như đã đề cập ở trên, việc thoái vốn không hẳn là tiêu cực. Vì nó diễn ra dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, vừa do chủ động, vừa do bị động. Vậy những nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp thoái vốn:
Doanh nghiệp thoái vốn một cách chủ động nhằm tập trung vào các hoạt động chủ chốt của công ty. Bằng việc loại bỏ các lĩnh vực không cần thiết, họ sẽ có nhiều tài nguyên hơn để phát triển các mảng kinh doanh chính.
Giúp doanh nghiệp tạo được một nguồn vốn nhất định thông qua việc bán cổ phần, tài sản,…
Trong trường hợp nhận thấy hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả như kì vọng, các nhà đầu tư sẽ muốn thoái vốn để đảm bảo lợi ích cho mình.
Tổng giá trị thanh lí tài sản cá nhân của một công ty lớn hơn giá trị thị trường của tài sản kết hợp của công ty. Việc này khuyến khích các công ty bán bớt những gì sẽ có giá trị hơn khi thanh lí so với khi được giữ lại.
Thoái vốn do chịu áp lực từ xã hội, chính trị, cổ đông,…
1. Công bố thông tin một cách kịp thời:
Khi thoái vốn xảy ra, nội bộ công ty có thể xảy ra tâm lí tiêu cực. Vì vậy, doanh nghiệp nên chọn cách công bố để tìm ra phương hướng giải quyết và kế hoạch cụ thể để ổn định lại tình hình công ty.
2. Chủ động tìm hiểu:
Đối với phần lớn các tổ chức đầu tư, vấn đề thoái luôn trong kế hoạch. Chủ doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu những tác nhân có thể gây thoái vốn để có thể xử lí và khắc phục kịp thời.
3. Tìm đối tác mới:
Nếu cổ đông chiến lược thoái vốn qua hình thức bán cổ phần cho đối tác khác, doanh nghiệp có thuận lợi là không phải tìm đối tác thay thế. Tuy nhiên, dù sao thì doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu rõ về đối tác mới này để lập kế hoạch hợp tác phù hợp.
4. Lập kế hoạch phân phối lại vốn:
Phân bổ lại nguồn vốn là rất quan trọng. Việc chủ động đề ra một kế hoạch chiến lược cụ thể sẽ giúp công ty có kế hoạch hiệu quả trong việc tăng vốn hay đầu tư.
5. Tập trung quản lí kinh doanh:
Đây là thời gian bạn cần tập trung vào lĩnh vực cốt lõi. Một là để công ty được ổn định lại và hai là để thu hút các nhà đầu tư mới.