Xin chào Luật sư, tôi là chủ một doanh nghiệp. May mắn ăn lên làm ra nên đã mở chi nhánh của doanh nghiệp được đến 4 chi nhánh tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Nhưng hiện tôi đang có dự định chuyển chi nhánh Bắc Ninh sang Hải Dương hoặc hiện chi nhánh ở đang ở Từ Sơn chuyển sang Lương Tài. Với 2 phương án này tôi vẫn đang phân vân rất nhiều. Mong rằng Luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề này. Đặc biệt là về thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp như thế nào? Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Trong bài viết sau hi vọng sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Căn cứ pháp lý
Chi nhánh của doanh nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Theo đó, chi nhánh doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Tư cách pháp nhân của chi nhánh doanh nghiệp
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả tồn tại và hoạt động độc lập trước pháp luật. Căn cứ Ðiều 84 Bộ luật dân sự 2015 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Ðược thành lập hợp pháp.
Tổ chức phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại hình tổ chức đó. Trình tự thủ tục thành lập phụ thuộc vào loại hình và mục đích hoạt động của tổ chức.
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Tổ chức phải được cơ cấu theo một hình thái tổ chức hoàn chỉnh. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ của tổ chức được biểu hiện thông qua ba mặt:
- Thứ nhất, tổ chức tồn tại dưới một hình thái tổ chức nhất định phù hợp với mục đích, chức năng, lĩnh vực hoạt động của tổ chức đó. Tính tổ chức tạo sự liên kết tương đối bền vững và đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của tổ chức đó.
- Thứ hai, tổ chức có cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất. Sự hoàn chỉnh về cơ cấu được hiểu là tổ chức có bộ máy làm việc tương đối hoàn bị, bao gồm đầy đủ các cơ quan tổ chức, các đơn vị chuyên môn, các bộ phận nghiệp vụ và giữa các bộ phận đó phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chịu sự lãnh đạo thống nhất từ trên xuống của ban lãnh đạo.
- Thứ ba, tổ chức có tính độc lập về mặt tổ chức so với các cá nhân, tổ chức khác. Sự độc lập đó thể hiện ở chỗ tổ chức có cơ cấu tổ chức độc lập, tư cách chủ thể của pháp nhân độc lập với các tổ chức chủ thể khác, tổ chức có ý chí riêng và hành động độc lâp theo ý chí đó mà không phụ thuộc vào các chủ thể khác.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
Tài sản của tổ chức phải hoàn toàn biệt lập, tách biệt với tài riêng của thành viên hoặc tài sản của cơ quan sáng lập tổ chức. Sự độc lập về tài sản của tổ chức thể hiện ở chế độ quản lý, kiểm soát và cơ chế thực hiện quyền làm chủ của tổ chức đối với tài sản của mình. Tổ chức có quyền dùng tài sản của mình để phục vụ cho các hoạt động của mình, đem tài sản đó để chịu trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ của tổ chức và được khởi kiện để đòi lại tài sản hoặc đòi bồi thuờng thiệt hại khi tài sản đó bị xâm phạm.
– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Tổ chức bằng các điều kiện và khả năng tài sản của mình, với tư cách pháp lí của chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như gánh chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ đó.
Tại Khoản 1, Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:
“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
Như vậy theo các quy định trên, chi nhánh doanh nghiệp là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, trong một số trường hợp có thể nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Do đó, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp
Trường hợp thay đổi địa chỉ khác tỉnh/thành phố
- Thủ tục với cơ quan thuế:
– Thông báo chuyển địa điểm;
– Thực hiện thanh huỷ hoá đơn (nếu có đăng ký sử dụng);
– Lập quyết toán thuế và thanh toán hết các khoản thuế còn phải nộp;
– Lấy giấy xác nhận đã hoàn tất thủ tục chuyển mã số khỏi thành phố, sau đó đăng ký nộp thuế tại Cục thuế nơi chuyển đến.
- Thủ tục thay đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh:
– Hồ sơ đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
- Thông báo về thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh (Phụ lục II.13, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT)
- Quyết định của Công ty về thay đổi địa chỉ của chi nhánh của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Biên bản họp của Công ty về thay đổi địa chỉ của chi nhánh của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Bản sao giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Trường hợp chi nhánh hạch toán độc lập:
- Văn bản bên thuế cung cấp: tình trạng nộp thuế của chi nhánh.
- Thông báo về thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh (Phụ lục II-13, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT)
- Quyết định của Công ty về thay đổi địa chỉ của chi nhánh của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Biên bản họp của Công ty về thay đổi địa chỉ của chi nhánh của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
- Bản sao giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Thủ tục thay đổi con dấu mới
Con dấu chi nhánh hiển thị nội dung thông tin địa chỉ chi nhánh, vì vậy mà khi thay đổi địa chỉ khác tỉnh, doanh nghiệp phải tiến hành khắc con dấu mới và thông báo mẫu dấu đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.
Các trường hợp thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp
Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ có thể được lập địa điểm doanh nghiệp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc lập chi nhánh. Như vậy, lập địa điểm chi nhánh doanh nghiệp là một trong những quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp. Hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như công tác quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp được hiểu là việc các chủ doanh nghiệp tiến hành thực hiện các thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật về việc thay đổi địa chỉ hoạt động của doanh nghiệp mình. Thực tế, đối với các doanh nghiệp lớn sẽ có nhiều chi nhánh hoạt động khác nhau. Các chi nhánh của doanh nghiệp nằm trong hệ thống khuôn khổ chung của doanh nghiệp nhất định.
Địa chỉ của chi nhánh phải được sự đồng ý, cho phép tồn tại, hoạt động của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thực tế, các chi nhánh của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy sự phát triển của hình thức doanh nghiệp đó. Chi nhánh là một phần trong hệ thống cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp được đăng ký tại cơ quan Nhà nước. Do đó, địa điểm của chi nhánh phụ thuộc vào ý chí quyết định chủ quan của chủ đầu tư.
Thông thường, các chi nhánh doanh nghiệp mà chủ đầu tư đặt địa điểm thường là nơi thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, việc thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào những điều kiện tiên quyết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, lợi ích thương mại của việc đặt chi nhánh.
Theo quy định chung của pháp luật, các chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đã đăng ký
- Trường hợp 2: Trường hợp chuyển trụ sở chi nhánh sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi chi nhánh đã đăng ký.
Sự khác biệt của hai trường hợp thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp dựa trên đặc thù địa lý, chính trị của địa điểm đó. Với từng trường hợp thay đổi địa điểm khác nhau, trình tự thủ tục thực hiện cũng khác biệt
Trường hợp thay đổi địa chỉ khác quận/huyện
– Thủ tục đối với cơ quan thuế:
Bước 1: Doanh nghiệp soạn hồ sơ theo mẫu số 08 thay đổi địa chỉ công ty;
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan thuế để tiến hành thủ tục xin giấy xác nhận chuyển cơ quan thuế;
Bước 3: Nhận kết quả tại phòng trả hồ sơ (nhận mẫu 09)
– Thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty khác quận trên giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định.
Bước 2: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố
Thời gian làm việc:
• Các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Sáng từ 7:30 đến 11:30; Chiều từ 13:00 đến 17:00 (Chiều thứ 6 sở nghỉ không làm việc)
• Thứ 7: Sáng từ 7:30 đến 11:30 (Sáng thứ 7 chỉ trả kết quả)
- Cách thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận, chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định), chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Trường hợp thay đổi địa chỉ cùng quận/huyện
Khi tiến hành thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh cùng quân/huyện, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho việc thay đổi địa chỉ
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ cho việc thay đổi địa chỉ chi nhánh công ty
Bước 3: Nộp hồ sơ thay đổi địa chỉ chi nhánh tới cơ quan đăng ký và theo dõi việc thẩm định hồ sơ
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh công ty đã ghi nhận địa chỉ mới
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách lập giấy nộp tiền phạt chậm nộp thuế GTGT nhanh
- Quy định sử dụng con dấu tròn doanh nghiệp năm 2023 như thế nào?
- Kê biên tài sản của doanh nghiệp như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục thay đổi địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như kết hôn với người nước ngoài cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
– Việc thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của chủ đầu tư. Đối với bất kỳ hình thức, loại hình kinh doanh nào, địa điểm luôn là một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng, vai trò lớn lao đối với quá trình hoạt động, sự phát triển của doanh nghiệp đó.
– Thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp tìm được nguồn nhân lực chất lượng hơn, phù hợp với sự phát triển chung của thị trường thương mại. Bởi lẽ, có những loại hình kinh doanh đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng. Song, tại địa chỉ chi nhánh cũ, nguồn nhân lực không đạt hiệu quả quả như mong muốn. Chính vì vậy, các chủ doanh nghiệp sẽ hướng tới việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình tới môi trường chất lượng hơn, với nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cao.
– Trong một số trường hợp, thay đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp tìm kiếm được cho mình nguồn nhu cầu sử dụng dồi dào hơn từ thị trường người tiêu dùng. Lúc này, việc thay đổi địa chỉ chi nhánh sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp mình ra ngoài thị trường. Từ đó, mang về nguồn lợi nhuận tốt nhất.
– Khi tiến hành thay đổi chi nhánh doanh nghiệp, chủ sở hữu đã phải trải qua quá trình xem xét, khảo sát thực tế nhất định. Chỉ khi thấy rằng việc đổi địa chỉ chi nhánh doanh nghiệp đảm bảo được những lợi ích nhất định về mặt kinh tế, họ mới thực hiện chuyển chi nhánh. Đồng thời, việc chuyển chi nhánh doanh nghiệp giúp công tác quản lý doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước đạt hiệu quả cao.
Cần lưu ý với thủ tục thay đổi địa chỉ của chi nhánh khác quận thì cần thay đổi thông tin với cơ quan quản lý thuế trước khi thực hiện thông báo thay đổi cho Phòng Đăng ký kinh doanh;
Trường hợp chi nhánh có sử dụng hóa đơn phải thực hiện thủ tục tiếp tục sử dụng hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn mới;
Cần xác định rõ ràng về việc chuyển địa điểm chi nhánh cùng tỉnh hay khác tỉnh để thực hiện đúng quy trình, tránh gây mất thời gian gây ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh;
Doanh nghiệp cần lưu ý về việc chuyển địa chỉ khác quận phải có văn bản xác nhận nghãi vụ thuế với cơ quan nhà nước tính đến thời điểm có sự thay đổi, đây là một tài liệu bắt buộc phải có đối với trường hợp thay đổi địa chỉ chi nhánh khác quận.
Khi thực hiện thay đổi địa chỉ của chi nhánh khác quận/huyện thì trước khilàm thủ tục thay đổi tại Phòng đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nộp hồ sơ đến cơ quan thuế để chốt thuế và cơ quan sẽ thực hiện thông báo đến cơ quan thuế nơi chi nhánh dự kiến chuyển đến về thay đổi địa chỉ. Vì vậy, doanh nghiệp không phải thực hiện việc thông báo cho cơ quan thuế nơi chuyển đến.