Mặc dù tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho nền kinh tế. Nhưng tại tỉnh Đồng Tháp vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt ở mức cao, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá. Đây là nơi đầu tư sản xuất kinh doanh lý tưởng, đặc biệt là mô hình nhỏ và vừa như hộ kinh doanh. Vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Đồng Tháp được pháp luật quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Có nên thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Đồng Tháp không?
Do tình hình diễn phức tạp của dịch covid 19 nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị hạn chế quy mô, số lượng người lao động,…để đảm bảo phòng chống dịch. Nên thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Đồng Tháp là giải pháp hữu hiệu trong thời gian này.
Bởi mô hình hộ kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ, các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị đơn giản, dễ đáp ứng với những yêu cầu về phòng chống dịch từ cơ quan nhà nước. Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm với mức thuế thấp, khá là ưu đãi. Hơn nữa, mô hình này phù hợp với những người có ý định khởi nghiệp, tạo nền móng cho kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.
Và đặc biệt, thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp. Qúa trình vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh đơn giản, tiết kiệm.
Thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Đồng Tháp cần bao nhiêu vốn?
Hiện tại, luật doanh nghiệp không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà người đăng ký muốn hướng đến.
Tuy nhiên, khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh, sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp. Việc chọn số vốn điều lệ nên tùy thuộc vào kinh nghiệm và nền tảng của chủ hộ kinh doanh. Nếu là hộ kinh doanh mới chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý kinh doanh thì nên để số vốn vừa phải, đủ khả năng của mình. Khi việc kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, có dấu hiệu phát triển dần dần thì mới nên đăng ký tăng vốn điều lệ lên cao hơn.
Khác với doanh nghiệp, vốn điều lệ hộ kinh doanh không phải tiêu chí để áp đặt mức thuế môn bài. Thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ. Chủ hộ sẽ dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước để được áp thuế tương ứng với các mức theo quy định của pháp luật.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Đồng Tháp
Người có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Đồng Tháp cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ để đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1, Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
Như vậy, theo quy định trên, người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Căn cứ khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Những lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Đồng Tháp
Khi thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Đồng Tháp, người có nhu cầu thành lập cần xác định cụ thể các vấn đề pháp lý sau:
- Người có như cầu thành lập hộ kinh doanh cần đặt tên cho hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh = Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh.
Trong đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Người có như cầu thành lập hộ kinh doanh phải xác định địa điểm kinh doanh
Theo quy định của pháp luật, một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh; và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
- Người có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng cố định dưới 10 lao động. Số lượng lao động của hộ kinh doanh được tính cả chủ hộ và các hộ viên. Trong trường hợp sử dụng thường xuyên trên 10 lao động thì sẽ phải thực hiện chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp.
- Xác định ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh phải kê khai ngành nghề kinh doanh theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần thỏa mãn quy định của pháp luật mới được tiến hành đăng ký.
- Dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước để xác định mức thuế môn bài phải nộp.
Thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ. Chủ hộ sẽ dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước để được áp thuế tương ứng với các mức:
+ Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm;
+ Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm;
+ Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm.
- Xác định vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Đồng Tháp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ Hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Long An
Câu hỏi thường gặp
Có. Căn cứ khoản 5 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.
Khi thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh ký;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Để thành lập hộ kinh doanh thì người chủ hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Là cá nhân đã trưởng thành (từ đủ 18 tuổi trở lên) và là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, những người mất năng lực hành vi dân sự như: bị thần kinh, tâm thần… đang bị truy tố, khởi tố, là bị can bị cáo đang chấp hành hình phạt hình sự thì cũng sẽ không được đăng ký kinh doanh.
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký không được đồng thời đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.