Trước khi tiến hành kinh doanh, người kinh doanh cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp,.. để tham gia kinh doanh. Bài viết lần này phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư X gửi tới các bạn đang muốn kinh doanh tại Quảng Trị những nội dung liên quan đến thủ thục thành lập hộ kinh doanh tại Quảng Trị.
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Khái niệm về hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là một loại hình khá phổ biến, được những người mới tham gia kinh doanh, nguồn vốn nhỏ lựa chọn để bắt đầu kinh doanh. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể định nghĩa hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Quyền thành lập hộ kinh doanh của người kinh doanh
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý:
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
+ Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên, chủ hộ kinh doanh
Theo quy định Nghị định 01/2021/NĐ-CP; chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
+ Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
+ Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
- Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
+ Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
+ Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Quảng Trị
Bước 1: lập hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp: sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn…
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh.
Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh, cần thêm:
+ Giấy tờ pháp lý thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì bạn sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký cấp huyện tại nơi đặt địa điểm kinh doanh. Sau khi nộp hồ sơ thì bạn sẽ được nhận một giấy biên nhận xác nhận đã nộp hồ sơ và ghi rõ ngày trả kết quả. Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 3 ngày.
Bước 3: Nhận kết quả.
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, sau đó, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Dịch vụ làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Quảng Trị của Luật sư X
+ Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập.
+ Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
+ Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
+ Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
+ Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư X: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Pháp luật không giới hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
+ Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.