Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh tại Ninh Bình; nhưng có những thắc mắc về điều kiện thành lập, hồ sơ, thủ tục thành lập như thế nào, có phức tạp hay không… Hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh tại Ninh Bình năm 2021
Chủ thể thành lập hộ kinh doanh
Để có thể đủ điều kiện thành hộ kinh doanh; đầu tiên chủ thể phải là:
- Là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam
- Độ tuổi thành lập hộ kinh doanh là: từ đủ 18 tuổi trở lên
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký không được đồng thời đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Do đó, những người mất năng lực hành vi dân sự như: bị thần kinh, tâm thần… đang bị truy tố, khởi tố, là bị can bị cáo đang chấp hành hình phạt hình sự thì cũng sẽ không được đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin; và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp; có nghĩa rằng việc kê khai vốn điều lệ dựa trên chủ đích của chủ hộ và chủ hộ phải chịu trách nhiệm đối với thông tin này.
Khác với doanh nghiệp, vốn điều lệ hộ kinh doanh không phải tiêu chí để áp đặt mức thuế môn bài. Thuế môn bài được dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ kinh doanh.
Như vậy, thông thường khi thực hiện các thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Ninh Bình; thì cán bộ nhà nước đều khuyến nghị chủ hộ kinh doanh đăng ký với mức doanh thu cao nhất để có thể đóng một mức môn bài cao nhất cho lợi ích nhà nước.
Số lượng lao động
Hiện nay, quy định hộ gia đình bị giới hạn số lượng lao động là 10 thành viên đã bị xóa bỏ. Do đó, hộ gia đình có thể thoải mái sử dụng số lượng thành viên phù hợp với như cầu công việc của hộ.
Tuy nhiên, nếu hộ kinh doanh của bạn thường xuyên sử dụng trên 10 lao động thì nên chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp; chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân… để dễ quản lý và được hưởng nhiều ưu đãi, thu hút sự đầu tư và tạo được niềm tin vững chắc của khác hàng.
Địa điểm đặt hộ kinh doanh
Khi thành lập hộ kinh doanh tại Ninh Bình, bạn nên lựa chọn một địa điểm thích hợp. Vì một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh; và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
- Thủ tục thành lập chi nhánh;
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện;
- Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh phải kê khai ngành nghề kinh doanh theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Ngoài ra, có một số ngành nghề mà hộ kinh doanh cá thể không được phép đăng ký do không phù hợp về quy mô, tính chất như: ngành về khai thác khoáng sản, ngành lữ hành quốc tế …
Ngoài ra, một số ngành kinh doanh cũng kèm theo những điều kiện buộc khi đăng ký hộ cá thể phải đảm bảo, ví dụ: Ngành về nhà hàng ăn uống thì phải được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành kinh doanh Karaoke thì phải xin giấy phép kinh doanh Karaoke, xin giấy phép phòng cháy chữa cháy…
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Ninh Bình năm 2021
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại bộ phận một cửa của Cơ quan đăng kinh doanh cấp quận/huyện tại Ninh Bình với hai hình thức:
Khi làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Ninh Bình, bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ hộ kinh doanh online theo hệ thống dịch vụ công. Tuy nhiên nộp online còn chưa phổ biến và khá phức tạp.
Bước 2: Nhận kết quả
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, sau đó, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Ninh Bình năm 2021
Khi bạn có nhu cầu đăng ký hộ kinh doanh; thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu).
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp: sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn…
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương vẫn sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu; Giấy tạm trú…
Hy vọng bài viết “Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Ninh Bình năm 2021″hữu ích đối với quý bạn đọc!
Nếu có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của Luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khi mở cửa hàng kinh doanh hàng tạp hóa bạn phải đăng ký kinh doanh. Đây là thủ tục bắt buộc nếu không muốn bị phạt khi bị cơ quan chức năng phát hiện; khi đó, tiền phạt sẽ cao hơn rất nhiều so với chi phí đăng ký hộ kinh doanh.
Nếu bạn kinh doanh tiệm cắt tóc thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Nếu quy mô vừa và nhỏ thì nên đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hộ kinh doanh sẽ phải đóng những loại thuế như: thuế môn bài nộp theo mức thu nhập hàng tháng; thuế thu nhập cá nhân; thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, hộ kinh doanh có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế này.
Hộ kinh doanh có nhiều ưu điểm như:
– Hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản.
– Quy mô gọn nhe, dễ quản lý, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
– Được áp dungjc hế độ thuế khoán, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản…