Nghệ An trong những năm gần đây là một điểm thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn. Với diện tích tương đối rộng nguồn lao động lớn, giá thành lại rẻ. Việc đầu tư kinh doanh tại Nghệ An mang lại nguồn lợi lớn. Tuy nhiên, trước khi muốn tham gia kinh doanh thì cần phải đăng ký kinh doanh, pháp luật đặt ra cho người kinh doanh lựa chọn đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký thành lập hồ kinh doanh. Tại bài viết lần này Luật sư X sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Nghệ An.
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Khái niệm về hộ kinh doanh
Hồ kinh doanh là một loại hình khá phổ biến, được những người mới tham gia kinh doanh, nguồn vốn nhỏ lựa chọn để bắt đầu kinh doanh. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể định nghĩa hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Có nên thành lập hộ kinh doanh tại Nghệ An
Với Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực, đã có nhiều quy định mới thuận lợi cho việc kinh doanh với mô hình hộ kinh doanh. Theo đó, ta có những thuận lợi sau khi thành lập Hộ kinh doanh tại Nghệ An.
+ Thủ tục đăng ký thành lập đơn giản, nhanh chóng.
+ Nguồn vố bỏ ra kinh doanh không quá lớn phù hợp với người mới bắt đầu kinh doanh, có nguồn vốn nhỏ.
+ Mức thuế phải đóng tương đối nhỏ, các loại thuế phí có mức đóng cố địch ít. Nếu mức doanh thu năm dưới 100 triệu đồng sẽ được miễn thuế GTGT và thuế TNCN.
+ Thủ tục đặt tên, thay đổi ngành nghề kinh doanh, giải thể hộ kinh doanh đơn giản hơn so với doanh nghiệp
+Có thể sử dụng trên 10 lao động mà không phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
+ Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm.
+ không còn giới hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh.
+ Được phép ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
+ Được phép thuê người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Với những thuận lợi mới mà pháp luật quy định dành cho hộ kinh doanh thì việc lựa chọn kinh doanh bằng hộ kinh doanh là rất hợp lý trong thời điểm này. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu kinh doanh; có nguồn vốn kinh doanh eo hẹp.
Chủ thể tham gia đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Nghệ An
Căn cứ điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; cá nhân, thành viên gia đình là công dân Việt nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được tham gia thành lập hộ kinh doanh. Một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Cá nhân từ 18 tuổi trở lên.
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
+ Không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Không có khó khăn trong nhân thức, làm chủ hành vi.
Ngoài ra, người đăng ký thành lập hộ kinh doanh phải là người không thuộc các trường hợp sau:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù.
+ Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
+ Đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Nghệ An
Bước 1: lập hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp: sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn…
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh.
Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh, cần thêm:
+ Giấy tờ pháp lý thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì bạn sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký cấp huyện tại nơi đặt địa điểm kinh doanh. Sau khi nộp hồ sơ thì bạn sẽ được nhận một giấy biên nhận xác nhận đã nộp hồ sơ và ghi rõ ngày trả kết quả. Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 3 ngày.
Bước 3: Nhận kết quả.
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, sau đó, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Dịch vụ làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Nghệ An của Luật sư X
+ Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập
+ Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
+ Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
+ Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
+ Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Quy định và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Luật sư X: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hiện nay, người kinh doanh thời vụ không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin; và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp; có nghĩa rằng việc kê khai vốn điều lệ dựa trên chủ đích của chủ hộ và chủ hộ phải chịu trách nhiệm đối với thông tin này.
Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
+ Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
Lưu ý:
+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
+ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
+ Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.