Hiện nay, các bạn trẻ Hưng Yên muốn đầu tư khởi nghiệp khá đông. Nếu mới khởi nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm, vốn còn ít thì bạn nên cân nhắc thành lập hộ kinh doanh. Vậy, trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hưng Yên năm 2021 như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hộ kinh doanh là gì? Đặc điểm của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh doanh đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế. Pháp luật không quy định cụ thể về định nghĩa hộ kinh doanh. Cơ bản thì có thể hiểu:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập; và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Nếu nhiều thành viên trong gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Thông thường, cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Tại sao nên thành lập hộ kinh doanh tại Hưng Yên?
Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh có nhiều ưu điểm, đem tới nhiều lợi thế, đặc biệt là người trẻ mới như:
- Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.
- Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
- Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành đơn giản, tiết kiệm.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh tại Hưng Yên
Chủ thể thành lập hộ kinh doanh
Chủ thể thành lập cần đáp ứng một số điều kiện, cụ thể:
- Là cá nhân đã trưởng thành (từ đủ 18 tuổi trở lên)
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký không được đồng thời đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Do đó, những người mất năng lực hành vi dân sự như: bị thần kinh, tâm thần… đang bị truy tố, khởi tố, là bị can bị cáo đang chấp hành hình phạt hình sự thì cũng sẽ không được đăng ký kinh doanh.
Số lượng lao động
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng cố định dưới 10 lao động. Số lượng lao động của hộ kinh doanh được tính cả chủ hộ và các hộ viên. Trong trường hợp sử dụng thường xuyên trên 10 lao động thì sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp; chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân…
Địa điểm đặt hộ kinh doanh
Theo quy định của pháp luật, một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh; và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
- Thủ tục thành lập chi nhánh;
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện;
- Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh;
Vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin; và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp; có nghĩa rằng việc kê khai vốn điều lệ dựa trên chủ đích của chủ hộ và chủ hộ phải chịu trách nhiệm đối với thông tin này.
Khác với doanh nghiệp, vốn điều lệ hộ kinh doanh không phải tiêu chí để áp đặt mức thuế môn bài. Thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ. Chủ hộ sẽ dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước để được áp thuế tương ứng với các mức:
- Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm;
- Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm;
- Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm.
Như vậy, thông thường khi thực hiện các thủ tục đăng ký; thì cán bộ nhà nước đều khuyến nghị chủ hộ kinh doanh đăng ký với mức doanh thu cao nhất để có thể đóng một mức môn bài cao nhất cho lợi ích nhà nước.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cũng là điều mà chủ hộ phải lưu ý khi đăng ký thành lập. Chủ hộ kinh doanh khi thành lập hộ kinh doanh tại Hưng Yên; phải kê khai ngành nghề kinh doanh theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Ngoài ra, có một số ngành nghề mà hộ kinh doanh cá thể không được phép đăng ký do không phù hợp về quy mô, tính chất như: ngành về khai thác khoáng sản, ngành lữ hành quốc tế …
Ngoài ra, một số ngành kinh doanh cũng kèm theo những điều kiện buộc khi đăng ký hộ cá thể phải đảm bảo, ví dụ: Ngành về nhà hàng ăn uống thì phải có giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm, ngành kinh doanh Karaoke thì phải có giấy phép kinh doanh Karaoke, phòng cháy chữa cháy …
Nhìn chung ngành nghề được phép kinh doanh và điều kiện kinh doanh những ngành nghề đặc thù của hộ kinh doanh gần tương tự với doanh nghiệp, công ty nhưng bị hạn chế hơn một chút.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hưng Yên
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh khá đơn giản gồm có:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu sẵn có).
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp: sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn…
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương vẫn sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu; Giấy tạm trú…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại bộ phận một cửa của UBND cấp quận/huyện với hai hình thức:
Khi làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hưng Yên, bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ hộ kinh doanh online theo hệ thống dịch vụ công. Tuy nhiên nộp online còn chưa phổ biến và khá phức tạp.
Bước 3: Nhận kết quả
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, sau đó, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thủ tục mở quầy thuốc tư nhân hiện nay
Thủ tục thành lập trung tâm đào tạo lái xe ô tô
Thông tin liên hệ Luật sư X
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc. Chi phí hợp lý và bảo mật thông tin khách hàng 100%.
Nếu có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ của Luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, người chưa thành niên sẽ không được thành lập hộ kinh doanh. Suy ra, người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên) sẽ được thành lập hộ kinh doanh. Đồng thời, pháp luật không giới hạn độ tưởi thành lập hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp. Vì: hoạt động còn mang tính chất riêng lẻ, không thường xuyên, chuyên nghiệp, không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được hoạt động xuất nhập khẩu…
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
Tên, địa chỉ, địa điểm, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có) của hộ kinh doanh.
Ngành, nghề kinh doanh.
Số vốn kinh doanh.
Họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp CMND/CCCD/Hộ chiếu.
Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên khi hộ kinh doanh tham gia đấu thầu với tư cách là tổ chức thì không đáp ứng các điều kiện về nhà thầu; do đó không được tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu là tổ chức. Tuy nhiên, khi một cá nhân làm chủ hộ kinh doanh thì vẫn được tham gia đấu thầu với tư cách cá nhân khi có đủ các điều kiện.