Nếu hiện tại, bạn đang có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang nhưng không biết về điều kiện, thủ tục thành lập như thế nào? Việc thành lập có khó khăn, phức tạp hay không? Như vậy, hãy tham khảo bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang năm 2021
Chủ thể thành lập hộ kinh doanh
Để có thể đủ điều kiện thành hộ kinh doanh; đầu tiên chủ thể phải là:
- Là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam
- Độ tuổi thành lập hộ kinh doanh là: từ đủ 18 tuổi trở lên
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký không được đồng thời đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Do đó, những người mất năng lực hành vi dân sự như: bị thần kinh, tâm thần… đang bị truy tố, khởi tố, là bị can bị cáo đang chấp hành hình phạt hình sự thì cũng sẽ không được đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin; và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp; có nghĩa rằng việc kê khai vốn điều lệ dựa trên chủ đích của chủ hộ và chủ hộ phải chịu trách nhiệm đối với thông tin này.
Khác với doanh nghiệp, vốn điều lệ hộ kinh doanh không phải tiêu chí để áp đặt mức thuế môn bài. Thuế môn bài được dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ kinh doanh.
Như vậy, thông thường khi thực hiện các thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang; thì cán bộ nhà nước đều khuyến nghị chủ hộ kinh doanh đăng ký với mức doanh thu cao nhất để có thể đóng một mức môn bài cao nhất cho lợi ích nhà nước.
Địa điểm đặt hộ kinh doanh
Khi thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang, bạn nên lựa chọn một địa điểm thích hợp. Vì một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh; và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
- Thủ tục thành lập chi nhánh;
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện;
- Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh phải kê khai ngành nghề kinh doanh theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Ngoài ra, có một số ngành nghề mà hộ kinh doanh cá thể không được phép đăng ký do không phù hợp về quy mô, tính chất như: ngành về khai thác khoáng sản, ngành lữ hành quốc tế …
Ngoài ra, một số ngành kinh doanh cũng kèm theo những điều kiện buộc khi đăng ký hộ cá thể phải đảm bảo, ví dụ: Ngành về nhà hàng ăn uống thì phải được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành kinh doanh Karaoke thì phải xin giấy phép kinh doanh Karaoke, xin giấy phép phòng cháy chữa cháy…
Số lượng lao động
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng cố định dưới 10 lao động. Số lượng lao động của hộ kinh doanh được tính cả chủ hộ và các hộ viên.
Đây là một trong những hạn chế của loại hình kinh doanh này. Do đó, hộ kinh doanh của bạn thường xuyên sử dụng trên 10 lao động thì nên chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp; chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân…
Có nên thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang?
Khi bạn thành lập hộ kinh doanh sẽ được hưởng những thuận lợi, ưu đãi hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác như:
- Thủ tục đăng ký thành lập đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng.
- Vốn thấp, cơ cấu kinh doanh cũng đơn giản, dễ quản lý; thuận lợi cho những bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp.
- Không còn giới hạn tạm ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh.
- Được phép thuê người quản lý, điều hành hộ kinh doanh.
- Mức thuế phí đóng tương đối nhỏ; mức doanh thu năm dưới 100 triệu đồng thì sẽ được miễn thuế TNCN và thuế GTGT…
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang năm 2021
Khi bạn có nhu cầu đăng ký hộ kinh doanh; thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu).
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp: sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn…
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương vẫn sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu; Giấy tạm trú…
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang năm 2021
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại bộ phận một cửa của Cơ quan đăng kinh doanh cấp quận/huyện tại Hà Giang với hai hình thức:
Khi làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang, bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ hộ kinh doanh online theo hệ thống dịch vụ công. Tuy nhiên nộp online còn chưa phổ biến và khá phức tạp.
Bước 2: Nhận kết quả
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, sau đó, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Hy vọng bài viết “Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang năm 2021″hữu ích đối với quý bạn đọc!
Nếu có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của Luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, bạn sẽ mất 03 ngày để nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hoàn toàn hợp lệ và đóng phí, lệ phí đầy đủ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, bạn sẽ mất thêm thời gian để bồ sung và nộp lại hồ sơ.
Nếu bạn có nhu cầu mở tiệm cắt tóc; bạn cũng phải đăng ký kinh doanh tiệm cắt tóc với cơ quan nhà nước. Đây là trách nhiệm bắt buộc bạn phải thực hiện. Nếu không đăng ký, bị phát hiện có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh thì cuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tơi Cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được nhanh chóng xem xét tạm ngưng hoạt động hộ kinh doanh.
Khi bạn mở cửa hàng tạp hóa; bạn chắc chắn phải đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu vốn, quy mô nhỏ bạn nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Nếu vốn, quy mô to hơn bạn cũng có thể thành lập doanh nghiệp.