Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Kạn; nhưng chưa biết rõ về các quy định thành lập, thủ tục, hồ sơ thành lập như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Kạn năm 2021
Chủ thể thành lập hộ kinh doanh
Để có thể đủ điều kiện thành hộ kinh doanh; đầu tiên chủ thể phải là:
- Là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam
- Độ tuổi thành lập hộ kinh doanh là: từ đủ 18 tuổi trở lên
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký không được đồng thời đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Do đó, những người mất năng lực hành vi dân sự như: bị thần kinh, tâm thần… đang bị truy tố, khởi tố, là bị can bị cáo đang chấp hành hình phạt hình sự thì cũng sẽ không được đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin; và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp; có nghĩa rằng việc kê khai vốn điều lệ dựa trên chủ đích của chủ hộ và chủ hộ phải chịu trách nhiệm đối với thông tin này.
Khác với doanh nghiệp, vốn điều lệ hộ kinh doanh không phải tiêu chí để áp đặt mức thuế môn bài. Thuế môn bài được dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ kinh doanh.
Như vậy, thông thường khi thực hiện các thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Kạn; thì cán bộ nhà nước đều khuyến nghị chủ hộ kinh doanh đăng ký với mức doanh thu cao nhất để có thể đóng một mức môn bài cao nhất cho lợi ích nhà nước.
Địa điểm đặt hộ kinh doanh
Khi thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Kạn, bạn nên lựa chọn một địa điểm thích hợp. Vì một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh; và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
- Thủ tục thành lập chi nhánh;
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện;
- Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh phải kê khai ngành nghề kinh doanh theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Ngoài ra, có một số ngành nghề mà hộ kinh doanh cá thể không được phép đăng ký do không phù hợp về quy mô, tính chất như: ngành về khai thác khoáng sản, ngành lữ hành quốc tế …
Ngoài ra, một số ngành kinh doanh cũng kèm theo những điều kiện buộc khi đăng ký hộ cá thể phải đảm bảo, ví dụ: Ngành về nhà hàng ăn uống thì phải được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành kinh doanh Karaoke thì phải xin giấy phép kinh doanh Karaoke, xin giấy phép phòng cháy chữa cháy…
Số lượng lao động
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng cố định dưới 10 lao động. Số lượng lao động của hộ kinh doanh được tính cả chủ hộ và các hộ viên.
Đây là một trong những hạn chế của loại hình kinh doanh này. Do đó, hộ kinh doanh của bạn thường xuyên sử dụng trên 10 lao động thì nên chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp; chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân…
Tại sao nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Kạn
Khi bạn đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh của bạn sẽ được nhận ưu đãi hơn như:
Thủ tục, hồ sơ thành lập đơn giản, không rườm rà, phức tạp như thành lập các loại hình doanh nghiệp khác.
Cơ cấu tổ chức, điều hành hoạt động hộ kinh doanh đơn giản, dẽ dàng quản lý, nắm bắt tình hình.
Nếu bạn không thể trực tiếp điều hành, có thể thuê người đứng tên và điều hành hộ kinh doanh.
Vốn đầu tư thấp, nếu kinh doanh không thành công, cũng hạn chế thua lỗ so với doanh nghiệp…
Thuế phí rẻ, nếu thu nhập của hộ thấp còn được miễn thuế.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Kạn năm 2021
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại bộ phận một cửa của Cơ quan đăng kinh doanh cấp quận/huyện tại Bắc Kạn với hai hình thức:
Khi làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Kạn, bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ hộ kinh doanh online theo hệ thống dịch vụ công. Tuy nhiên nộp online còn chưa phổ biến và khá phức tạp.
Bước 2: Nhận kết quả
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, sau đó, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Kạn năm 2021
Khi bạn có nhu cầu đăng ký hộ kinh doanh; thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu).
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp: sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn…
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương vẫn sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu; Giấy tạm trú…
Hy vọng bài viết “Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Kạn năm 2021″hữu ích đối với quý bạn đọc!
Nếu có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của Luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hộ kinh doanh không bắt buộc phải treo biển. Tuy nhiên, việc treo biển sẽ đem lại nhiều lợi ích như: dễ tạo được sự chú ý với khách hàng, khách hàng dễ nhớ…
Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh; do một cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình đăng ký thành lập. Nếu người người cùng cùng đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một người làm đại diện cho hộ kinh doanh (là chủ hộ); họ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của hộ.
Khi thành lập và hoạt động hộ kinh doanh phải nộp những loại thuế như: thuế môn bài nộp theo thu nhập hàng tháng; thuế thu nhập cá nhân; thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, có thể phải nộp thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
Tương tự như đăng ký thành lập doanh nghiệp; điều kiện được cấp GCN ĐKKD hộ kinh doanh gồm:
– Có hồ sơ đăng ký HKD hợp lệ.
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm.
– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định.
– Nộp đủ phí đăng ký hộ kinh doanh.