Bắc Giang không chỉ nổi tiếng với các khu công nghiệp; mà nơi đây còn có nhiều điều kiện thuận lợi để những người có vốn ít có thể đầu tư thành lập hộ kinh doanh. Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Giang; hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh doanh đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế. Cơ bản thì có thể hiểu:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập; và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Nếu nhiều thành viên trong gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
Ưu điểm khi thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Giang?
Hộ kinh doanh là một trong những loại hình kinh doanh có khá nhiều ưu điểm như:
- Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.
- Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành đơn giản, tiết kiệm.
- Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Giang
Chủ thể thành lập hộ kinh doanh
Không phải ai cũng có quyền để thành lập hay đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Để có thể đăng ký loại hình này thì cá nhân cần đáp ứng một số điều kiện, cụ thể”
- Là cá nhân đã trưởng thành (từ đủ 18 tuổi trở lên)
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký không được đồng thời đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Do đó, những người mất năng lực hành vi dân sự như: bị thần kinh, tâm thần… đang bị truy tố, khởi tố, là bị can bị cáo đang chấp hành hình phạt hình sự thì cũng sẽ không được đăng ký kinh doanh.
Số lượng lao động
Hiện tại, hộ kinh doanh không bị giới hạn về số lượng lao động. Nhưng nếu bạn muốn mở rộng để tiện hoạt động, quản lý thì có thể chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp; chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân…
Vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin; và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp; có nghĩa rằng việc kê khai vốn điều lệ dựa trên chủ đích của chủ hộ và chủ hộ phải chịu trách nhiệm đối với thông tin này.
Khác với doanh nghiệp, vốn điều lệ hộ kinh doanh không phải tiêu chí để áp đặt mức thuế môn bài. Thuế môn bài của hộ kinh doanh dựa vào doanh thu dự tính hàng năm của hộ.
Địa điểm đặt hộ kinh doanh
Theo quy định của pháp luật, một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh; và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
- Thủ tục thành lập chi nhánh;
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện;
- Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh;
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cũng là điều mà chủ hộ phải lưu ý khi đăng ký thành lập. Chủ hộ kinh doanh khi thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Giang; phải kê khai ngành nghề kinh doanh theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Ngoài ra, có một số ngành nghề mà hộ kinh doanh cá thể không được phép đăng ký do không phù hợp về quy mô, tính chất như: ngành về khai thác khoáng sản, ngành lữ hành quốc tế …
Ngoài ra, một số ngành kinh doanh cũng kèm theo những điều kiện buộc khi đăng ký hộ cá thể phải đảm bảo, ví dụ: Ngành về nhà hàng ăn uống thì phải có giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm, ngành kinh doanh Karaoke thì phải có giấy phép kinh doanh Karaoke, phòng cháy chữa cháy …
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Giang
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh khá đơn giản gồm có:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu sẵn có).
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp: sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn…
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương vẫn sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu; Giấy tạm trú…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại bộ phận một cửa của UBND cấp quận/huyện với hai hình thức:
Khi làm thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Giang, bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ hộ kinh doanh online theo hệ thống dịch vụ công. Tuy nhiên nộp online còn chưa phổ biến và khá phức tạp.
Bước 3: Nhận kết quả
Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ, sau đó, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.
Hy vọng bài viết “Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Bắc Giang năm 2021” hữu ích đối với bạn đọc!
Nếu có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của Luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hộ kinh doanh có 2 đặc điểm tiêu biểu:
– Là mô hình kinh doanh nhỏ.
– Không có tư cách pháp nhân.
Người mới ra tù vẫn được thành lập hộ kinh doanh. Chỉ có người đang chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam, tạm giữ… thì mới không được thành lập hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Vì: tài sản của hộ kinh doanh và của gia đình không tách bạch, chủ hộ kinh doanh phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản của mình nếu kinh doanh thua lỗ.
Hộ kinh doanh sẽ được cấp mã số thuế. Vì hộ kinh doanh cũng là đối tượng phải đống thuế như: thuế giá trị gia tăng; thuế môn bài…