Hậu Giang là nằm ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông; thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Hậu Giang tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Do đó, Hậu Giang nơi lý tưởng để thành lập các các doanh nghiệp sản xuất nông lâm thủy hải sản. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Hậu Giang được pháp luật quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào tại tỉnh Hậu Giang?
Mỗi loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm, cơ cấu tổ chức khác nhau; phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, để lựa chọn loại hình phù hợp; người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần cân nhắc, đánh giá nhu cầu, quy mô hoạt động; vốn điều lệ, số lượng thành viên góp vốn, ngành nghề,… Người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Hậu Giang; nên tham khảo những đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ; không có tư cách pháp nhân; và chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân. Số lượng thành viên: có ít nhất hai thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn.
Trong đó, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty; và được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định tại Điều lệ công ty. Các thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty ngang nhau; tham gia các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp; có tư cách pháp nhân, do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Công ty được phát hành trái phiếu; nhưng không có quyền phát hành cổ phiếu.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân.
Số lượng thành viên từ 02 đến không quá 50 thành viên. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Công ty được phép phát hành trái phiếu; nhưng không được phát hành cổ phiếu.
- Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp; trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Hậu Giang
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu ở trên; người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Hậu Giang cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp muốn thành lập và chuẩn bị hồ sơ
Người thành có nhu cầu thành lập doanh tại tỉnh Hậu Giang cần xác định loại hình doanh nghiệp mong muốn thành lập. Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 có các loại hình như sau: doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công ty hợp danh, công ty cổ phần.
Do đặc điểm về cơ cấu, tổ chức của từng loại hình doanh là khác nhau; nên hồ sơ thành lập từng doanh nghiệp tại tỉnh Bến Tre có những sự khác biệt nhất định. Do đó, người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ phù hợp; gồm các loại giấy tờ như như sau:
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ Điều 19 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh
Căn cứ Điều 20 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
Căn cứ Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Căn cứ Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020; quy định hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu ở trên, người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp; hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh; thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp định đặt trụ sở chính.
Căn cứ khoản 5 Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020; quy định doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi; bổ sung cho doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu; và nộp lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020; quy định: Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày; kể từ ngày doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Hậu Giang hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ Hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty
Câu hỏi thường gặp
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.