Ngày nay, nền kinh tế có xu hướng phát triển, việc thành lập công ty ngày càng trở nên phổ biến. Vậy thủ tục thành lập công ty cổ phần được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật Sư X.
Căn cứ pháp lý
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần:
Có 02 cách để nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần như sau:
- Cách 1: Đăng ký trực tiếp. Người thành lập doanh nghiệp nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (PĐKKD) thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Cách 2: Đăng ký qua mạng điện tử. Thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn). Có 02 phương thức sử dụng chữ ký công cộng hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh.
Mời bạn đọc xem thêm: Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam.
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:
Trường hợp đăng ký thành lập công ty cổ phần trực tiếp:
- Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại PĐKKD nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, PĐKKD cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, PĐKKD thông báo cho người thành lập doanh nghiệp bằng văn bản.
Đăng ký thành lập công ty cổ phần qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, PĐKKD gửi thông tin sang cơ quan thuế; tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, PĐKKD cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, PĐKKD gửi thông báo để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Đăng ký thành lập công ty cổ phần qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
- Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin; tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn); để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì PĐKKD gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung; nếu hợp lệ thì PĐKKD gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, PĐKKD thông báo qua mạng cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp sau khi nhận được thông báo sẽ gửi một bộ hồ sơ bằng bản giấy đến PĐKKD. Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mà PĐKKD không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
- PĐKKD đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử; trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
Bước 3: Nhận kết quả
PĐKKD gửi trả kết quả trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí:
- 50.000 đồng/lần, nộp tại thời điểm nộp hồ sơ nếu đăng ký trực tiếp (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).
- Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử; đăng ký thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).
Câu hỏi thường gặp:
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần, người thành lập công ty sẽ nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm mã số thuế/Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Câu trả lời là có. Sau khi thực hiện thành công thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần, bạn cần phải thực hiện những công việc sau:
· Treo biển tại trụ sở công ty
· Kê khai và nộp thuế môn bài
· Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với phòng đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế điện tử
· Đăng ký chữ ký số điện tử
· Đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn
· Góp vốn
· Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu phát sinh) theo quy định
Ưu điểm của công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác là:
· Dễ dàng huy động vốn thông qua việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu; được tham gia vào thị trường chứng khoán, không hạn chế số lượng cổ đông tham gia.
· Chịu trách nhiệm hữu hạn.
· Chuyển nhượng phần vốn góp dễ dàng trong nội bộ công ty.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thành lập công ty cổ phần. Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X; hãy liên hệ 0936128102