Thủ tục tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với doanh nghiệp, người lao động do ảnh hưởng Covid-19 mới nhất quy định như thế nào theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021? Phòng tư vấn pháp lý luật lao động của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đối tượng được hỗ trợ
Người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định; có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp; người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động; hoặc chứng chỉ hành nghề; hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam; từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều kiện được hỗ trợ
(1) Người sử dụng lao động đã đóng đủ BHXH; hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4 năm 2021, mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% số lao động tham gia BHXH trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị so với tháng 4 năm 2021. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm bao gồm:
- Số lao động chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật trừ đi số lao động mới giao kết HĐLĐ, hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày người sử dụng lao động có văn bản đề nghị.
- Số lao động đang tạm hoãn thực hiện HĐLĐ mà thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
- Số lao động đang nghỉ việc không hưởng tiền lương mà thời gian nghỉ việc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
- Số lao động đang ngừng việc mà thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
(2) Số lao động tham gia BHXH tính giảm tại khoản (1) chỉ bao gồm người làm việc theo hợp đồng làm việc, HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương không bao gồm người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/5/2021.
Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Người lao động và người sử dụng lao động đủ điều kiện theo quy định nêu trên được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng tính từ tháng người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị.
Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết 42/NQ-CP và Nghị quyết 154/NQ-CP, nếu đủ điều kiện và được giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại Quyết định 23 thì tổng thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 không quá 12 tháng.
Thủ tục tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí do Covid-19
– Trong thời gian từ ngày 07/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022; người sử dụng lao động nộp văn bản đề nghị theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định 23 cho cơ quan BHXH nơi đang tham gia BHXH; đồng thời gửi 01 bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.
– Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động; cơ quan BHXH có trách nhiệm xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Các trường hợp đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định tại Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP; thì trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hết thời gian tạm dừng đóng theo quy định nêu trên; NLĐ và người sử dụng lao động tiếp tục đóng vào quỹ hưu trí; và tử tuất và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.
Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội.
Kể từ thời điểm kết thúc thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, nếu người sử dụng lao động không thực hiện việc đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội:
“Người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực; thì ngoài lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất; thì được giải quyết hưởng trợ cấp khu vực một lần; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng; đang hưởng phụ cấp khu vực hàng tháng tại nơi thường trú có phụ cấp khu vực; thì được tiếp tục hưởng.”
Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; chế độ tử tuất; hoặc chấm dứt HĐLĐ thì người sử dụng lao động và NLĐ thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho NLĐ.