Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định, bản án mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra quyết định, bản án đó. Vậy thủ tục tái thẩm trong tố tụng hành chính như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Căn cứ kháng nghị thủ tục tái thẩm trong tố tụng hành chính.
Tái thẩm vụ án hành chính là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Trong trường hợp đương sự không đồng tình với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì họ chỉ có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục tái thẩm.
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tòa án, đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
- Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
- Bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Người có thẩm quyền kháng nghị thủ tục tái thẩm trong tố tụng hành chính.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm vụ án hành chính.
Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện tình tiết mới của vụ án thì có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án hành chính.
Thời hạn kháng nghị tái thẩm trong tố tụng hành chính.
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính nếu phát hiện có căn cứ kháng nghị người có thẩm quyền sẽ thực hiện quyền kháng nghị nếu còn thời hạn kháng nghị. Điều 284 Luật Tố tụng hành chính quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, theo đó: Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 1 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án hành chính.
Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm.
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Hội đồng tái thẩm có thể ra một trong các quyết định tái thẩm sau:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Luật Tố tụng hành chính quy định.
- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.
Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện trong thủ tục tái thẩm tố tụng hành chính.
Thứ nhất, khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật hoặc khi phát hiện tình tiết mới của vụ án thì người khởi kiện có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Đây chính là việc người khởi kiện thực hiện quyền phát hiện sai sót của bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, người khởi kiện có quyền nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, Quyết định kháng nghị tái thẩm.
Sau khi kiểm tra lại hồ sơ, nếu có căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì người có thẩm quyền kháng nghị sẽ tiến hành kháng nghị bằng văn bản, đó chính là quyết định kháng nghị.
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không những phải gửi ngay cho các đương sự mà còn cho Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị và cơ quan thi hành án, đặc biệt là phải gửi cho cả những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Ngoài ra, khi người đã kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm rút kháng nghị trước khi mở phiên toà thì phải được làm thành văn bản và được gửi cho các chủ thể trên.
Thứ ba, người khởi kiện được tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm khi Tòa án xét thấy cần thiết cần triệu tập.
Xuất phát từ tính chất và đối tượng của giám đốc thẩm, tái thẩm là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là một vụ án. Đây cũng là cơ chế tự kiểm tra, khắc phục thiếu sót của ngành Tòa án nên phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm không cần triệu tập người khởi kiện nói riêng, những người tham gia tố tụng nói chung. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thật cần thiết, để bảo đảm quyền lợi cho các đương sự, Tòa án có thẩm quyền có thể mời người khởi kiện và luật sư của họ tham gia phiên tòa.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm người khởi kiện được trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị sau khi các thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị.
Thứ tư, người khởi kiện được nhận quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm.
Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm không những có thể làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của đương sự, những người có liên quan mà còn đánh giá chất lượng quyết định kháng nghị cũng như bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới. Do đó, người khởi kiện có quyền được nhận quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn luật định để thi hành.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục tái thẩm trong tố tụng hành chính năm 2022” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; thủ tục cấp phép bay flycam; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
+ Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao
+ Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao.
Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.
Căn cứ Điều 356 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) tuân thủ pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm được quy định như sau:
“Điều 356. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm
Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền sau đây:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.”