Nhà nước ta vừa ban hành một quy định mới mang tính thay đổi liên quan tới rất nhiều thủ tục hành chính và liên quan đến cả vấn đề quản lý dân cư, đó chính là quy định về việc bỏ sổ hộ khẩu được quy định tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP. Việc đưa ra quy định bỏ sổ hộ khẩu này đã dẫn đến việc thay đổi về giấy tờ khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như nhiều vấn đề liên quan khác. Vậy quy định về việc bỏ sổ hộ khẩu như thế nào và “Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bỏ sổ hộ khẩu” sẽ được thực hiện ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Quy định về việc bỏ sổ hộ khẩu
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Theo đó, từ ngày 01/01/2023, người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau đây để chứng minh thông tin cư trú thay vì sử dụng sổ hộ khẩu:
– Thẻ Căn cước công dân.
– Chứng minh nhân dân.
– Giấy xác nhận thông tin về cư trú
– Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Những cách thức tra cứu thông tin công dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:
– Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
– Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;
– Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp;
– Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú.
Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bỏ sổ hộ khẩu như thế nào?
Theo Điều 1, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công hướng dẫn 5 cách thực hiện các thủ tục về đất đai khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như sau:
Cách 1: Sử dụng thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD có gắn chíp; sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ CCCD.
Cách 2: Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự.
Cách 3: Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự.
Cách 4: Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú.
Cách 5: Sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bên cạnh đó, Nghị định này cũng sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Như sau: “Thẻ CCCD, CMND, giấy xác nhận thông tin về cư trú, thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký”.
Rà soát các nội dung liên quan đến Sổ hộ khẩu như thế nào?
Trên cơ sở quy định của Luật Cư trú, chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để nghiên cứu, rà soát các văn bản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ để sửa đổi kịp thời đáp ứng được yêu cầu.
Đồng thời, khi cơ quan tài nguyên và môi trường giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thực hiện việc kết nối, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo đó, về xử lý theo thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì một số nội dung liên quan đã được xử lý một phần tại Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT.
Tại khoản 5 Điều 11 Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT đã quy định:
“Đối với trường hợp nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp sổ đỏ sau khi đã làm mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu mà có yêu cầu thành phần là bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh nhân thân
thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp các giấy tờ này để chứng minh nhân thân trong trường hợp dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai)” để hạn chế xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú và sử dụng thông tin về nơi cư trú khi người sử dụng đất thực hiện TTHC về đất đai theo quy định của Luật Cư trú, bảo đảm đẩy mạnh cải cách TTHC theo chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của một số thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trong năm 2022 để tiếp tục xử lý đầy đủ các nội dung liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu về giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo yêu cầu của Luật Cư trú.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành theo thẩm quyền Quyết định số 1686/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2021 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, trong đó quy định việc chia sẻ, kết nối dữ liệu dân cư phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính về đất đai:
“Đối với trường hợp dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai) thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác để chứng minh nhân thân.”
Về đề xuất hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, đối với các thủ tục hành chính về đất đai quy định việc nộp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu về giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ (xác định việc sử dụng đất ổn định của người sử dụng đất tại Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP):
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai cũng như phối hợp với Bộ Công an để rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của 19 Nghị định do Bộ Công an chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành trong năm 2022.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề sang tên sổ đỏ khi bỏ sổ hộ khẩu đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bỏ sổ hộ khẩu“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Theo quy định khi nào được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
- Mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội mới 2023
- Làm sao để có sổ bảo hiểm xã hội?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA thì công dân có thể yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú bằng một trong hai cách thức sau:
– Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân;
– Gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Ngoài ra, thời hạn của giấy xác nhận nơi cư trú được quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA như sau:
– Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.
– Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú.
Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
Xác định việc sử dụng đất ổn định (điểm e, khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP); Xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp;
Đăng ký biến động đất đai khi phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng; Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT).
Trước khi Sổ hộ khẩu giấy bị “xóa sổ”, Bộ Công an đã hoàn thiện và gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.