Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra vô cùng sôi động và đang có xu hướng ngày càng phát triển. Hiện nay, pháp luật cũng đã có những quy định tương đối cụ thể về vấn đề này. Theo đó, việc nhượng quyền thương mại sẽ phải diễn ra theo những trình tự, thủ tục nhất định. Vậy cụ thể pháp luật quy định thủ tục nhượng quyền thương mại trong nước như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Thương mại 2005
- Nghị định 120/2011/NĐ-CP
- Nghị định 35/2006/NĐ-CP
Nhượng quyền thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, Nhượng quyền thương mại được quy định như sau:
“Điều 284. Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.“
Có thể hiểu, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại được thực hiện giữa các thương nhân với nhau, theo đó bên nhượng quyền sẽ cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành và thực hiện các công việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tương ứng với một số điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thủ tục nhượng quyền thương mại trong nước như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền như sau:
– Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:
+ Nhượng quyền trong nước;
+ Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
– Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Như vậy, đối với trường hợp bạn muốn nhượng quyền thương mại trong nước thì bạn thuộc trường hợp không cần phải đăng ký nhượng quyền theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, về yêu cầu “Hệ thống nhượng quyền đã hoạt động ít nhất 1 năm” thì nó có nghĩa là: đối tượng được nhượng quyền này (vd: chuỗi cửa hàng) phải hoạt động kinh doanh từ 1 năm trở lên. Về mặt giấy phép của người nhận nhượng quyền thì không có yêu cầu (không có yêu cầu là phải có giấy phép thì mới được nhận nhượng quyền).
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Một số nội dung cần có trong hợp đồng nhượng quyền thương mại:
- Thông tin các bên liên quan. Thông tin bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền phải đầy đủ và chính xác. Khi ký hợp đồng nhượng quyền phải xét xem bên kia là công ty hay cá nhân:
- Trường hợp là công ty: Cần thông tin tên công ty, mã số thuế, địa chỉ, người đại diện, thông tin liên hệ…
- Trường hợp là cá nhân: Cần thông tin về tên, tuổi, số Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ và thông tin liên hệ…
- Vấn đề quan trọng nhất đó là các điều khoản cụ thể về nhượng quyền:
- Chi phí sử dụng thương hiệu
- Thời gian sử dụng, thanh toán, đợt thanh toán, phương thức thanh toán
- Các hỗ trợ hai bên cam kết
- Các điều cấm
- Phạm vi nhượng quyền
- Quyền và trách nhiệm
- Phạt vi phạm hợp đồng
- Quy trình giải quyết tranh chấp nếu phát sinh
- Điều khoản gia hạn hợp đồng
- Chủ thể ký kết hợp đồng: Chủ thể ký hợp đồng cần phải đúng, việc ký, đóng dấu của những pháp nhân, cá nhân phải là người có tư cách giao dịch. Trong trường hợp hợp đồng thành nhiều trang thì cần đóng dấu giáp lai để xác nhận nội dung thống nhất.
Việc chuyển giao quyền thương mại ra sao?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về chuyển giao quyền thương mại như sau:
Điều kiện để bên nhận quyền được chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác
+ Bên dự kiến nhận chuyển giao đáp ứng các quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
+ Được sự chấp thuận của Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình (sau đây gọi tắt là Bên nhượng quyền trực tiếp).
– Bên nhận quyền phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thương mại cho Bên nhượng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bên nhận quyền, Bên nhượng quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ:
+ Chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền;
+ Từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền theo các lý do quy định tại khoản 3 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày nêu trên, nếu Bên nhượng quyền trực tiếp không có văn bản trả lời thì được coi là chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền.
Khi nào bên nhượng quyền trực tiếp được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền?
+ Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
+ Bên dự kiến nhận chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên nhượng quyền trực tiếp;
+ Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống nhượng quyền thương mại hiện tại;
+ Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của Bên nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
+ Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên nhận quyền.
– Bên chuyển giao quyền thương mại mất quyền thương mại đã chuyển giao. Mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thương mại của Bên chuyển giao được chuyển cho Bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trách nhiệm cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền như sau:
– Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác. Các nội dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Thương mại quy định và công bố.
– Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các Bên nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.
– Nếu quyền thương mại là quyền thương mại chung thì ngoài việc cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bên nhượng quyền thứ cấp còn phải cung cấp cho bên dự kiến nhận quyền bằng văn bản các nội dung sau đây:
+ Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình;
+ Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
+ Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin gửi đến bạn tham khảo thêm về vấn đề liên quan đến việc nhượng quyền theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục nhượng quyền thương mại trong nước như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về thành lập công ty ở Việt Nam vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục Đăng ký nhượng quyền thương mại chi tiết năm 2022
- Các hình thức nhượng quyền thương mại
- Quy định về nhượng quyền thương mại như thế nào?
- Mẫu hợp đồng hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Mục 1 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP; Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 120/2011/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP, điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với bên nhượng quyền là: Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
Theo quy định trước đây, điều kiện để bên nhận quyền được phép nhận quyền thương mại là có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Tuy nhiên, quy định này đã được bãi bỏ, do đó hiện nay, bên nhận quyền không chịu ràng buộc gì về điều kiện khi nhận quyền thương mại.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.