Trong tình hình kinh tế xã hội đất nước ngày càng phát triển; nhu cầu giao lưu, hòa nhập và tìm hiểu về các tác phẩm, tài liệu về chính trị; kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật; trong nền văn hóa thế giới ngày một tăng cao. Điều này đã làm xuất hiện tình trạng nhập khẩu xuất bản phẩm ngày càng nhiều. Vậy ” thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm” như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Luật sư X nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi làm việc trong một công ty xuất bản sách tại Hà Nội. Hiện nay công ty tôi đang có nhu cầu muốn nhập khẩu một lô sách từ nước ngoài về để kinh doanh; thì thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm sẽ thực hiện như thế nào ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Xuất bản phẩm là gì?
Khái niệm xuất bản phẩm được quy định tại điều 4 Luật Xuất bản 2012 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản; thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản; bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Khi tiến hành nhập khẩu bất cứ tài liệu nào từ nước ngoài; doanh nghiệp đều phải xin cấp phép nhập khẩu. Vì xuất bản phẩm là những tài liệu được kiểm tra kỹ. Do đó trước khi nhập khẩu tài liệu, doanh nghiệp lưu ý tới việc tiến hành xin cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không dùng để kinh doanh.
Hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh; theo quy định tại điều 41 Luật xuất bản 2012:
– Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh; trong đó nêu rõ thông tin đơn vị nhập khẩu, số lượng, nội dung chính của xuất bản phẩm; cửa khẩu nhập (Mẫu số 30 thông tư 01/2020/TT-BTTTT)
– Danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh dự định nhập khẩu (3 bản); ghi rõ tên tiếng việt, tên tiếng nước ngoài, và nội dung tóm tắt
– Bản sao đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư
– Invoice/Giấy báo hàng về
– Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
Thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm
Khi tiến hành nhập khẩu bất cứ tài liệu nào từ nước ngoài; doanh nghiệp đều phải xin cấp phép nhập khẩu.
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ như trên; tại Sở thông tin truyền thông tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Với đơn vị ở trung ương nộp hồ sơ tại Cục Xuất Bản – In Phát Hành
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Trường thời gian thẩm định hồ sơ sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
– Nếu xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thì cơ quan cấp phép có thể cấp giấy phép cho 1 bản (hoặc một số bản) xuất bản phẩm để thẩm định
– Nếu xuất bản phẩm không có dấu hiệu vi phạm luật (hoặc đơn vị nhập khẩu; có thể cung cấp 1 bản thẩm định + kết quả thẩm định ) thì cấp giấy phép nhập khẩu.
Thủ tục đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Thủ tục đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh; theo quy định của pháp luật hiện nay như sau:
Thành phần hồ sơ
Việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh phải do cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện. Và trước khi nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải lập hồ sơ đăng ký nhập khẩu; gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được chuẩn bị bao gồm; các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT:
– Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm;
– Ba (03) bản danh mục xuất bản phẩm đăng ký nhập khẩu.
Trình tự thực hiện
Điều 39 Luật xuất bản 2012 có quy định về trình tự đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ
Hồ sơ được chuẩn bị thành 01 bộ bao gồm đầy đủ các giấy tờ theo quy định trên.
Hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được nộp đến Cục Xuất bản, In và Phát hành. Cơ sở nhập khẩu thực hiện nộp hồ sơ thông qua một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp;
– Nộp qua đường bưu chính;
– Nộp trực tuyến theo hướng dẫn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm; Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu; đã được xác nhận đăng ký, cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo; về nội dung thông tin thay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có); với Cục Xuất bản, In và Phát hành để xác nhận đăng ký bổ sung.
Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
– Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài; được nhập khẩu xuất bản phẩm vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam; và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (sau đây gọi là cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm); phải có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
– Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp; hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
– Có đội ngũ nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách; trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Tra cứu thông tin quy hoạch; Tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Xác nhận độc thân; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
- Hợp đồng lao động thời vụ
Câu hỏi thường gặp
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;
– Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy quy định
– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm kèm theo bản sao có chứng thực văn bằng hoặc giấy chứng nhận theo quy định
– Danh sách nhân viên thẩm định nội dung sách đối với trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mà chỉ làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan trong trường hợp nhập khẩu các loại xuất bản phẩm sau đây:
a) Tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức;
b) Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng;
c) Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân;
d) Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.
– Việc nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.