Chào Luật sư, Luật sư có thể thông tin thêm cho tôi về thủ tục nhập khẩu trở lại mới năm 2022 ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Một số hàng hoá vì lý do nào đó không thể xuất khẩu được ra nước ngoài; nên phải nhập khẩu về lại trong nước. Thủ tục nhập khẩu trở lại hàng hoá hiện nay đang có sự thay đổi lớn; một phần là do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nên nếu Doanh nghiệp nào đang muốn nhập khẩu hàng hoá trở lại thì cần nên chú ý.
Để có thể cung cấp thông tin về thủ tục nhập khẩu trở lại mới năm 2022 LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Công văn 781/TCHQ-GSQL
Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Thông tư số 38/2015/TT-BTC
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
Nhập khẩu trở lại là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005 thì:
2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài; hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu trở lại là việc hàng hoá được đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật; và có làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
Quy định về nhập khẩu trở lại
– Thương nhân được tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn; hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định sau:
- Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu; hạn ngạch nhập khẩu; hạn ngạch thuế quan; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; trừ Giấy phép xuất khẩu tự động; Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 69.
- Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1;, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan; không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
– Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu; hoặc theo hợp đồng; thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành; bảo dưỡng, sửa chữa. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan; không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
– Trường hợp hàng hóa không còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu; hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành, việc tạm xuất; tái nhập ra nước ngoài để bảo hành; bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện theo quy định sau:
- Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu; hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động; thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 69.
- Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu không được phép tạm xuất ra nước ngoài để bảo hành; bảo dưỡng, sửa chữa.
- Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định; thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan; không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
– Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ; triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan; không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
- Riêng hàng hóa cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ; triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
– Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu; hoặc bảo quản thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa.
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất; tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích quốc phòng; an ninh.
Thủ tục nhập khẩu trở lại mới năm 2022
Thủ tục nhập khẩu trở lại mới năm 2022 quy định ra sau? Theo Công văn 781/TCHQ-GSQL có hiệu lực từ ngày 09 tháng 3 năm 2022; quy định về việc tạo thuận lợi thủ tục hải quan đối với hàng hóa tái nhập trở lại; quy định thủ tục nhập khẩu trở lại mới năm 2022 như sau:
– Trường hợp hàng hóa đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng không thể thực hiện tiếp thủ tục xuất khẩu:
Nếu doanh nghiệp đề nghị hủy tờ khai hải quan xuất khẩu để đưa hàng hóa trở lại nội địa; Chi cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp; và thực hiện hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi; bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
– Trường hợp hàng hóa đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu nhưng phải tái nhập trở lại Việt Nam:
Chi cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan tái nhập theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; không yêu cầu người khai hải quan phải nộp giấy phép; hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành; giải quyết thủ tục không thu thuế nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
– Trường hợp hàng hóa đã được đăng ký tờ khai hải quan nhưng thay đổi đối tác nhập khẩu (kể cả trường hợp đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu, hàng hóa đã vận chuyển đến nước nhập khẩu):
Nếu đối tác nước ngoài từ chối nhận hàng và doanh nghiệp Việt Nam đề nghị được thay đổi đối tác nhập khẩu, Chi cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục khai sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai hải quan và nộp, xuất trình các chứng từ chứng minh việc sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC .
Tổng cục Hải quan thông báo và yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp được đưa hàng hóa trở lại Việt Nam; hoặc thay đổi thông tin đối tác nhận hàng tại nước ngoài, thông quan nhanh chóng, giảm bớt chi phí phát sinh. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì khẩn trương báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để được hỗ trợ giải quyết.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thủ tục nhập khẩu trở lại mới năm 2022″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thành lập công ty cổ phần; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 22, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 22:
Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận đề nghị hủy tờ khai hải quan của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai hải quan đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và phản hồi kết quả cho người khai hải quan trên Hệ thống, xử lý tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 131 Thông tư này và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp.
Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày; kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký; mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
– Trường hợp hồ sơ khai bổ sung phù hợp với thực tế hàng hóa còn trong khu vực giám sát hải quan và thông tin hàng hóa đã được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan: chấp nhận nội dung khai bổ sung, xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện các thủ tục tiếp theo;
– Trường hợp không đủ cơ sở để xác định tính phù hợp của các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung hoặc có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan hải quan thực hiện xác minh với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan trong nước khác có liên quan (hãng tàu, công ty giao nhận, ngân hàng, công ty bảo hiểm) trong thời gian không quá 10 ngày làm việc. Căn cứ kết quả xác minh, nếu nội dung khai bổ sung phù hợp thì giải quyết tiếp thủ tục theo quy định; trường hợp các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung không phù hợp thì không chấp nhận nội dung khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật;