Bạn muốn tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu hàng hóa? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các bước cần thực hiện để nhập khẩu một lô hàng. Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực khá rộng nên khó có thể gói gọn trong nội dung một bài viết. Để đơn giản, chúng tôi sẽ tóm tắt về cách thức làm thủ tục để nhập khẩu một lô hàng theo từng loại hàng hóa. Liên quan đến Thủ tục nhập khẩu băng vệ sinh theo quy định mới nhất, Luật Sư X cũng nhận được câu hỏi thắc mắc sau:
Xin chào Luật sư,
Hiện tôi có một công ty sản xuất về hóa chất. Tôi có dự định sẽ hợp tác với một công ty nước ngoài để nhập khẩu mặt hàng băng vệ sinh và tã bỉm của Nhật về Hà Nội để làm đại lý phân phối. Tuy nhiên, tôi đang gặp khó khăn về các thủ tục và chưa biết làm gì theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Liệu tôi có phải công bố cho mặt hàng này không? Thuế nhập khẩu là bao nhiêu và thủ tục thực hiện như thế nào? Rất mong được Luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Nhập khẩu hàng hóa – nhập khẩu băng vệ sinh
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán. Trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa; hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa như sau: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài; hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Các hình thức nhập khẩu băng vệ sinh
Nhập khẩu trực tiếp
Đối với hình thức này thì người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau. Quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngược lại. Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản. Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước. Tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế.
Nhập khẩu uỷ thác
Hoạt động nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh doanh một số mặt hàng nhập khẩu; nhưng không đủ điều kiện về khả năng tài chính, về đối tác kinh doanh… nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một hoa hồng gọi là phí uỷ thác. Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác.
Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác thì đại diện của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không được tính doanh số, không chịu thuế doanh thu. Khi nhận uỷ thác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu này (nhận uỷ thác) phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài. Một hợp đồng nhận uỷ thác với bên uỷ thác.
Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam. Nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước khác. Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra. Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt. Gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu.
Lưu ý : có trường hợp gần giống như tạm nhập tái xuất. Nhưng hàng hóa được chuyển thẳng từ nước bán hàng sang nước mua hàng; mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Đó gọi là hình thức chuyển khẩu.
Nhập khẩu liên doanh
Đây là một hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kỹ thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp. Trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp. Nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu; thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi nếu lỗ thì cùng phải chịu.
Trong nhập khẩu liên doanh thì doanh nghiệp đứng ra nhận hàng sẽ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu. Khi đưa hàng về tiêu thụ thì chỉ được tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế doanh thu trên doanh số đó.
Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai hợp đồng. Một hợp đồng mua hàng với nước ngoài. Một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác (không nhất thiết phải là doanh nghiệp Nhà nước).
Nhập khẩu gia công
Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu (là bên nhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía người xuất khẩu (bên đặt gia công) về để tiến hành gia công theo những quy định trong hợp đồng ký kết giữa hai bên.
Hồ sơ nhập khẩu băng vệ sinh
Để tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hóa thông thường. Ta cần xem xét hàng hóa có thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu không? Doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan với những giấy tờ như sau:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản chụp;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;
- Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại; hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp;
- Chứng từ khác có liên quan (Giấy đăng ký kiểm tra; hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra; Chứng thư giám định; Tờ khai trị giá hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp phải khai; Giấy phép nhập khẩu; Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Các giấy tờ chứng minh hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu)
Thủ tục nhập khẩu băng vệ sinh
Bước 1: Khai và đăng ký tờ khai hải quan; nộp xuất trình chứng từ theo Hồ sơ hải quan
Việc khai thủ tục hải quan bao gồm cả việc khai thuế khi làm thủ tục hải quan. Người khai hải quan cần điền đầy đủ thông tin vào Tờ khai hải quan do Bộ Tài chính ban hành. Tại bước này, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra các điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, bao gồm: Kiểm tra điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế, tạm dừng thủ tục hải quan; Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của thông tin khai hải quan và chứng từ có liên quan; Kiểm tra việc tuân thủ chế độ và chính sách quản lý, thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Trong thời hạn chậm nhất là 02 giờ, cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra xong hồ sơ hải quan.
Trường hợp không đủ điều kiện thì cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Đây không phải là bước bắt buộc thực hiện đối với mọi loại hàng hóa. Những hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế thì tiến hành tiếp các bước tiếp theo mà không cần thông qua bước này.
Đối với những hàng hóa không thuộc diện được miễn kiểm tra thực tế thì cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế khi hàng hóa đã được đưa về địa điểm được quy định. Hàng hóa có thể được kiểm tra bằng phương pháp thủ công hoặc bằng máy móc, kiểm tra toàn bộ; hoặc theo tỉ lệ, xác suất tùy thuộc vào tính chất, số lượng hàng hóa.
Bước 3: Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính
Việc nộp phí và lệ phí chú ý những điểm sau:
- Phí và lệ phí hải quan gồm: Phí niêm phong, kẹp chì, lưu kho Hải quan; lệ phí làm thủ tục hải quan theo quy định là 20.000 đ/tờ khai và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh Việt Nam là 200.000 đ/tờ khai.
- Phí, lệ phí hải quan thu bằng đồng Việt Nam. Trường hợp đối tượng nộp phí, lệ phí hải quan có nhu cầu nộp bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi; và được quy đổi từ đồng Việt Nam ra ngoại tệ tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí, lệ phí.
- Thời hạn nộp phí, lệ phí được quy định như sau. Lệ phí làm thủ tục hải quan phải nộp trước khi cơ quan hải quan kiểm tra xác nhận “đã hoàn thành thủ tục hải quan”. Lệ phí hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh phải nộp ngay khi làm thủ tục cho hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh;
- Cần chú ý những trường hợp được miễn thu phí, lệ phí.
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Hàng hóa được thông quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan. Đối với những hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp; hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng; túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ được thông quan ngay.
Bước 5: Kiểm tra sau thông quan
Công chức Hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ kế toán; sổ kế toán; báo cáo tài chính và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá nhập khẩu. Trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan của các tổ chức, cá nhân. Tiến hành kiểm tra trong hai trường hợp:
- Kiểm tra khi: phát hiện dấu hiệu trốn thuế; hoặc nghi ngờ có hành vi vi phạm
- Kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề.
Bước 6: Phúc tập hồ sơ
Đây là việc cơ quan hải quan kiểm tra lại các việc đã làm trong quá trình thông quan hàng hóa để phát hiện những sai sót. Đồng thời bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu, sắp xếp lại hồ sơ cho khách hàng. Tiện cho việc tra cứu. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký quyết định thông quan thì cơ quan hải quan phải tiến hành phúc tập hồ sơ.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định pháp luật hiện hành, thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Điều kiện đối với chủ thể nhập khẩu hàng hóa. Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan; hoặc giải phóng hàng hóa. Trừ trường hợp người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan. Được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng. Chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế. Thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.