Nhiều độc giả gửi câu hỏi đến cho Luật sư X thắc mắc về vấn đề Thủ tục nhận tiền mai táng phí năm 2022 thực hiện như thế nào? Hồ sơ nhận tiền mai táng phí năm 2022 bao gồm những giấy tờ gì? Những ai được hưởng tiền mai táng phí theo quy định năm 2022? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Trợ cấp mai táng phí là gì?
Trước khi giải đáp vấn đề Thủ tục nhận tiền mai táng phí thì bạn đọc cần nắm được các thông tin liên quan về trợ cấp mai táng phí.
Trong thực tế không phải lúc nào cuộc sống và lao động cũng đều thuận lợi mà có những rủi ro không ai lường trước được. Trợ cấp mai táng là một trong những loại chi phí hỗ trợ dành cho người đã chết và thân nhân của họ khi người đã chết thuộc đối tượng có tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tử tuất được pháp luật quy định. Theo đó, trong quy định của pháp luật, người đang đóng bảo hiểm xã hội chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng phí.
Những ai được hưởng tiền mai táng phí khi chết theo quy định năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
+ Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
+ Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
Những đối tượng được quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
+ Mồ côi cả cha và mẹ;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
– Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
– Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
– Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Như vậy các đối tượng trên khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng hướng tới những chủ thể chính sau đây: Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Mức hỗ trợ tiền mai táng phí là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
Lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng. Do đó, mức hỗ trợ mai táng phí của những đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thuộc diện được hưởng mai táng phí là 7.200.000 đồng/ người.
Hồ sơ nhận tiền mai táng phí năm 2022 bao gồm những giấy tờ gì?
Trường hợp người đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
1/ Với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
+Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật Bảo hiểm xã hội; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Trường hợp người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu
2/ Với người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, hồ sơ bao gồm:
+ Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thủ tục nhận tiền mai táng phí năm 2022
Thủ tục nhận tiền mai táng phí năm 2022 như sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu hợp lệ thì cập nhập thông tin vào phần mền “Một cửa” in giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ thì viết phiếu hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tổng hợp hồ sơ và lập danh sách trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, phường để giải quyết.
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị xã.
Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị xã kiểm tra hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã, phường chuyển đến (kể cả thông tin trên phần mền một cửa liên thông) hoặc cá nhân nộp; nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ (phiếu hẹn ngày trả kết quả); nếu hồ sơ không hợp lệ thì viết phiếu hướng dẫn (chỉ thực hiện 1 lần) để người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định. Trong thời hạn không quá 01 (một) ngày làm việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả lập phiếu theo dõi và chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội để giải quyết.
Bước 4: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ có trách nhiệm thẩm định và dự thảo quyết định kèm tờ trình, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã quyết định;
Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã trong thời gian 1 ngày làm việc có trách nhiệm xem xét, ký quyết định hỗ trợ kinh phí mai táng cho đối tượng.
Bước 6: Trong thời gian 01 ngày làm việc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thị xã có trách nhiệm nhắn tin thông báo đã có kết quả cho tổ chức, cá nhân biết đến liên hệ để nhận lại hồ sơ hoặc kết quả (Quyết định).
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thủ tục nhận tiền mai táng phí”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giải thể công ty, giấy phép sàn thương mại điện tử, làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, trường hợp những người lao động bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng mức trợ cấp tại tháng Tòa án tuyên bố là đã chết.
Theo quy định, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nếu thuộc diện được hưởng mai táng phí khi qua đời thì mức hưởng mai táng phí của các đối tượng này là bằng nhau.
Theo quy định, Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.