Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp ít nhiều phải thực hiện việc vay nợ của bên tổ chức khác để thực hiện làm tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường kinh tế. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khi đến thời hạn trả nợ không đảm bảo được thời hạn thanh toán ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính và mang lại nhiều rủi ro hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho vay. Do đó, hoạt động thu hồi nợ rất quan trọng và cần thiết là vấn đề nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Hiểu rõ vấn đề. Luật sư X sẽ cung cấp đến quý đọc giả các phương pháp thu hồi công nợ hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Bên cạnh đó hướng dẫn chi tiết thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp hợp pháp. Mời quý đọc giả đón xem!
Căn cứ pháp lý
Các phương pháp thu hồi công nợ hiệu quả
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu khái niệm về thu hồi công nợ là gì? Thu hồi công nợ là việc yêu cầu bên nợ thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền, tài sản khác khi đến hạn hoặc quá hạn phải trả theo hợp đồng hoặc theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc thu hồi công nợ tác động trực tiếp đến tài chính của doanh nghiệp. Do đó, để thu hồi công nợ một cách tối ưu hiệu quả, các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng các phương pháp đa dạng sau đây:
Phương pháp thương lượng
Thu hồi nợ qua thương lượng: là hình thức thu hồi nợ bằng kỹ năng thông qua tác động đến khách hàng nợ về mặt tình cảm, tâm lý, đồng thời vẫn đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng.
Các giai đoạn thu hồi nợ qua thương lượng bao gồm:
* Thứ nhất, chuẩn bị đàm phán
Giai đoạn này bao gồm: nghiên cứu hồ sơ, đánh giá hồ sơ, tìm hiểu về khách mời, đặt mục tiêu và các quy trình thảo luận thẩm phán.
* Thứ hai, tiếp xúc với khách nợ
Bao gồm: gọi điện, email, đặt lịch hẹn làm việc trực tiếp với khách nợ.
Nhiều trường hợp, quá trình tiếp xúc trực tiếp của khách hàng thường kéo dài. Do đó, mỗi quá trình thương lượng với khách hàng nợ đều rất quan trọng, người phụ trách thu hồi nợ cần có kỹ năng thương lượng, hiểu rõ ở mỗi quá trình cần phải làm gì. Cụ thể:
– Thương lượng thông qua công việc tác động vào tình cảm, tâm lý:
+ Địa điểm gặp gỡ: nên để khách hàng trả lời lựa chọn địa điểm trước đó. Bởi lẽ, trong giai đoạn đầu của quá trình thương lượng cần bảo mật thông tin cho khách nợ cũng như giữ thể diện, uy tín cho khách nợ. Đây là vấn đề tế nhị, kép khi khách nợ không muốn cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè… biết điều này;
+ Thái độ của người thu hồi nợ cần cởi mở, nhẹ nhàng, đánh vào tình cảm và sự tự trọng của khách nợ. Tuyệt đối không nên nhắc đến luật, không có chế độ đe dọa khách hàng;
– Thương lượng bằng cách tác động bên thứ ba:
Tác động hướng đến thể hiện và uy tín một cách gián tiếp cũng là một hình thức khá hiệu quả, thông qua bên thứ ba.
Bên thứ ba ở đây có thể là những người có uy tín đối với khách nợ, người có ảnh hưởng trong việc làm ăn với khách nợ. (Ví dụ: đối tác làm ăn, đồng nghiệp, hoặc người thân trong gia đình).
– Thương lượng bằng cách gây sức ép:
Biện pháp này thường áp dụng trong trường hợp khách nợ không chịu hợp tác và cố tình không trả nợ. Bằng cách gây sức ép lên uy tín của khách hàng nợ thông qua hình thức truyền thông, mạng xã hội,…
* Lưu ý, tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp sau:
+ Đe Cướp, dùng vũ lực để thu tài sản của khách hàng nợ khách. Khuyến khích người dùng bạo lực (xã hội đen) để dằn mặt khách nợ;
+ Đánh đập, chém trả, xúc phạm danh dự nhân phẩm của khách nợ;
+ Tụ tập đám đông la ó, hừng hực, cản trở hoạt động kinh doanh, cản trở giao thông gây thiệt hại cho người khác.
Các doanh nghiệp có thể tự mình thu hồi công nợ hoặc quyết định sử dụng dịch vụ thu hồi nợ từ các công ty theo luật.
Nếu doanh nghiệp mình tự thu hồi nợ thì cần chuẩn bị hồ sơ thu hồi nợ và phải lường trước được phản ứng của khách nợ để có phương hướng giải quyết.
Phương pháp hòa giải, thỏa thuận
Việc tham gia hòa giải sẽ khó khăn hơn khi các bên chưa có thỏa thuận hòa giải trước khi xảy ra tranh chấp. Khi mâu thuẫn đã phát sinh, việc thuyết phục các bên cùng tham gia hòa giải gặp phải rất nhiều trở ngại, như trở ngại về tâm lý, trở ngại về xung đột lợi ích. Các luật sư tư vấn cho các bên trong tranh chấp, thông qua các quy định pháp luật về hòa giải hay tố tụng, có thể biết về các trường hợp được phép GQTC thông qua hòa giải; nhưng chưa hiểu rõ về ý nghĩa của việc sử dụng hòa giải, đặc biệt là từ góc độ kinh doanh.
Thực chất, hòa giải được coi là một công cụ quản trị kinh doanh và được các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng trước khi tìm đến những cơ chế GQTC khác như trọng tài hay tòa án bởi những ưu điểm riêng biệt sau:
• Hòa giải ưu tiên xem xét thực tiễn kinh doanh, thay vì chủ yếu tập trung vào vấn đề pháp lý như trọng tài hay tòa án.
• Hòa giải giúp các bên tiết kiệm thời gian. Thông thường, một phiên hòa giải sẽ chỉ kéo dài trong khoảng một đến vài ngày. Trong khi đó, đối với trọng tài hoặc tòa án, các bên phải thực hiện nhiều thủ tục và quá trình giải quyết có thể lên tới nhiều tháng hoặc cả năm.
• Hòa giải giúp các bên kiểm soát được rủi ro về danh tiếng. Quy trình hòa giải diễn ra trong thời gian ngắn hơn và hoàn toàn bảo mật giúp các bên kiểm soát được nguy cơ thông tin liên quan đến tranh chấp bị lan truyền ra bên ngoài.
• Trong quá trình hòa giải, Hòa giải viên có thể giúp các bên xác định vị trí của họ trong tranh chấp dưới góc độ pháp lý. Điều này thúc đẩy các bên tìm kiếm giải pháp thông qua hòa giải, từ đó tránh được các rủi ro về tố tụng sau này.
• Hòa giải giúp các bên tiết kiệm chi phí tố tụng (nếu các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành)
• Hòa giải cho phép các bên kiểm soát được kết quả của việc giải quyết tranh chấp (thay vì chuyển quyền quyết định sang cho trọng tài viên hay thẩm phán)
• Quá trình hòa giải chú trọng đến những nhu cầu, ưu tiên của mỗi bên, từ đó xây dựng những giải pháp sáng tạo, vừa đảm bảo, vừa cân bằng lợi ích của các bên. Chính vì vậy, thỏa thuận đạt được thông qua hòa giải thường có mức độ tự nguyện thi hành cao hơn so với phán quyết trọng tài hay bản án, quyết định của tòa án.
Phương pháp giải quyết thông qua tố tụng tại Tòa
Hiện nay, có thể thấy hai hình thức thu hồi nợ phổ biến bao gồm: Thu hồi nợ bằng “pháp lý” và thu hồi nợ qua “thương lượng”.
a) Thu hồi nợ bằng pháp lý
Thu hồi nợ bằng pháp lý: là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng việc thực hiện theo các quy định của pháp luật. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận khác đã ký kết giữa các bên để buộc khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Cách thu hồi nợ bằng phương pháp pháp lý bao gồm: Khởi kiện hoặc Tố giác thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để buộc khách nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Ưu điểm:
– Đây là giải pháp được áp dụng hiệu quả, đảm bảo đúng quy định pháp luật, giúp thu hồi được các khoản nợ khó đòi, giải quyết các khoản nợ phức tạp.
– Người phụ trách thu hồi nợ bằng pháp lý thường là các Luật sư hoặc Chuyên viên có đủ kiến thức về pháp lý.
Họ vận dụng kiến thức và kinh nghiệm pháp luật để thực hiện các công việc thu hồi nợ như: xác minh tài sản; xem xét tính pháp lý của hồ sơ;… cũng như có khả năng vận động các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phối hợp trong hoạt động thu hồi nợ.
– Đây là biện pháp sẽ được áp dụng khi nỗ lực thương lượng, thuyết phục không thành, khách nợ cố tình lẩn tránh hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm và kéo dài.
Đối với các trường hợp khách nợ cố tình tẩu tán tài sản thì phương pháp thu hồi nợ bằng pháp lý là phương pháp tối ưu, đem lại nhiều hiệu quả nhất.
– Thu hồi nợ bằng pháp lý còn được dùng để gây áp lực lên khách nợ bằng việc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng biện pháp hạn chế một số quyền dân sự của khách nợ, tác động đến tâm lý để thu hồi nợ nhanh chóng.
(Ví dụ: cấm xuất cảnh đối với khách nợ,…).
Do đó, thu hồi nợ bằng pháp lý là một giải pháp nên được ưu tiên áp dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho doanh nghiệp.
Điều kiện được khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Khi đã áp dụng phương pháp thương lượng hay hòa giải, thỏa thuận để thực hiện thu hồi công nợ mà bên nợ vẫn không hợp tác. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp mình, chủ thể bên cho nợ có thể sử dụng phương pháp giải quyết thông qua tố tụng tại Tòa. Khi đó, phán quyết của Tòa án được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, bên có nghĩa vụ trả nợ nếu cố tình không thực hiện phán quyết mà Tòa án đề ra thì bên có quyền có thể yêu cầu cơ quan thi hành án vào cuộc. Và điều kiện được khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp như sau:
Về thời hiệu để khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
Thông thường, việc đòi nợ doanh nghiệp là một vụ án tranh chấp thương mại. Theo quy định tại Điều 319, Luật Thương mại 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019) , thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ ngày thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (trừ trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).
Tuy nhiên, việc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp có thể là vụ án dân sự khi nguyên đơn khởi kiện không phải là thương nhân và yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự. Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Về hồ sơ khởi kiện doanh nghiệp
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020), hồ sơ khởi kiện đòi nợ phải nộp cho Tòa án bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn khởi kiện (Theo mẫu số 23-DS – Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP)
- Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng dịch vụ…
- Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân: CMND, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
- Các tài liệu, chứng cứ khác liên quan.
Khởi kiện doanh nghiệp đúng thẩm quyền Tòa án
Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020), thì:
- Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài.
- Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp hợp pháp
Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp hợp pháp
Sau khi đáp ứng điều kiện được khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp theo quy định trên, chủ thể bên cho nợ thực hiện tiếp các quy trình luật định về thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp đảm bảo hợp pháp như sau:
Bước 1: Liên hệ với doanh nghiệp vay nợ để xác minh thông tin lần cuối
Trước khi khởi kiện , bạn cần phải xác minh thông tin địa chỉ của doanh nghiệp, tình hình tài chính, ý kiến của doanh nghiệp đó về yêu cầu trả nợ của bạn đưa ra.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp và chứng cứ cho Tòa án
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện để nộp cho Tòa án. Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ giải quyết theo những trường hợp sao:
- Nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng Dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
- Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
- Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Bước 3: Tiến hành thủ tục hòa giải, tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án
Tòa án sẽ thông báo cho các đương sự các bước công việc, các thủ tục cần làm và các tài liệu cần nộp trong quá trình giải quyết vụ án đòi nợ doanh nghiệp. Thời hạn giải quyết tranh chấp vay nợ thông thường là:
- Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 2-3 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Thời hạn mở phiên tòa là tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
- Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy căn cứ vào quy định định khung về thời hạn giải quyết của Tòa án mà bạn cần đưa ra các căn cứ phù hợp để tránh trường hợp bị bên vay tiền trì hoãn ngày diễn ra phiên tòa. Ngoài ra, bạn hãy làm đơn xin tổ chức phiên tòa sớm và thực hiện việc ủy quyền, xin vắng mặt nếu ngày được triệu tập bạn không thể đến Tòa án để được Tòa án xem xét giải quyết nhanh.
Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi nợ
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục thành lập công ty dịch vụ thẩm mỹ uy tín năm 2023
- Công ty không cho nghỉ lễ có bị phạt?
- Quy trình cẩu xe vi phạm giao thông diễn ra như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp hợp pháp“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về việc chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí như sau:
– Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Khi thực hiện chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn.
– Trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng, thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
– Trường hợp khách hàng hoặc bên bảo đảm bị tòa án quyết định mở thủ tục phá sản hoặc tuyên bố phá sản, thì việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, bên bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
– Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi tiền vay, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
Như vậy, ngân hàng được thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
– Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
– Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
– Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.