Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án là một trong những quyền của các đương sự trong vụ án; vụ việc dân sự. Đôi khi không phải lúc nào; một bản án cũng quyết định của tòa cũng là chính xác và phản ánh đúng bản chất của sự việc; cũng như tranh chấp. Bởi vậy, trong trường hợp không thỏa mãn với quyết định; trong bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án thì các đương sự có thể tiến hành kháng cáo. Vậy, thủ tục kháng cáo bản án dân sự được thực hiện như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Kháng cáo bản án dân sự là gì ?
Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa về thủ tục kháng cáo bản án dân sự là gì. Tuy nhiên, qua thực tế ta có thể hiểu như sau:
” Kháng cáo bản án dân sự của tòa án là việc những người tham gia tố tụng không đồng ý; với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; trong thời hạn mà pháp luật quy định gửi đơn đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại toàn bộ hoặc một phần bản án chưa có hiệu lực pháp luật. “
Không phải bản án, quyết định nào cũng phản ánh được đúng và đầy đủ bản chất của vụ việc bởi đôi khi vụ, trong một vụ việc có rất nhiều tình tiết phức tạp. Việc nhận định các chứng cứ, chứng minh các tình tiết này; đôi khi còn dựa trên nhiều hoàn cảnh; cũng như nhận định của từng người thông qua việc đánh giá chứng cứ. Bởi vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, khi nhận thấy bản án, quyết định;là chưa thuyết phục, thì người có quyền kháng cáo có thể làm thủ tục kháng cáo bản án dân sự theo quy định.
Chủ thể có quyền thực hiện thủ tục kháng cáo bản án dân sự
Theo quy định tại điều 271 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015; quy định về người có quyền kháng cáo bản án dân sự bao gồm các chủ thể sau:
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức; cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm
Trong một số trường hợp nhất định; nếu không thể tự mình thực hiện việc kháng cáo. Người có quyền kháng cáo, có thể tiến hành việc ủy quyền theo pháp luật; để nhờ người khác thực hiện việc kháng cáo thay. Quy định này, được cụ thể hóa tại khoản 3,4,5 điều 272 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
- Người kháng cáo nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền; cho người khác đại diện cho mình kháng cáo.
- Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo.
- Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên…. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản, và có công chứng, chứng thực theo quy định.
Trình tự, thủ tục tiến hành việc kháng cáo bản án dân sự
Để tiến hành thủ tục kháng cáo, bản án quyết định của tòa án; thì người thực hiện việc kháng cáo, cần thực hiện theo một số bước nhất định như sau:
Bước 1: Xem xét thời hạn kháng cáo
Khi tiến hành việc kháng cáo bản án dân sự, thì việc xem xét các quy định về thời hạn kháng cáo; là một trong những điều kiện tiên quyết để đương sự có thể thực hiện quyền kháng cáo của mình. Theo đó, tại điều 273 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015; quy định về thời hạn kháng cáo như sau:
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày; kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa; hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết
Đối với trường hợp, thực hiện kháng cáo đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ bản án sợ thẩm thì thời gian kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày, đương sự nhận được quyết định hoặc niêm yết theo quy định.
Bước 2: Hồ sơ thực hiện thủ tục kháng cáo bản án, quyết định dân sự
Sau khi xem xét thời hạn kháng cáo, nếu đáp ứng các điều kiện về thời hạn kháng cáo, người kháng cáo chuẩn bị các giấy tờ tài liệu như sau:
- Đơn kháng cáo
- Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trong đó, theo quy định tại điều 272 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì, nội dung đơn kháng cáo bao gồm các nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Bước 3: Nộp đơn kháng cáo
Tại khoản 6 điều 272 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015; sau khi chuẩn bị các giấy tờ kháng cáo theo quy định, thì người kháng cáo tiến hành nộp đơn kháng cáo tại, tòa án sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này.
Có thể bạn quan tâm
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ”Thủ tục kháng cáo bản án dân sự theo quy định của pháp luật” giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Kháng cáo là việc người tham gia tố tụng theo quy đinh của BLTTHS viết đơn; hoặc trình bày trực tiếp với Toà án về việc không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án; và đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án; hoặc xét lại quyết định sơ thẩm khi bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật.
Người được Toà án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là không có tội.
Ví dụ:
Nguyễn Văn A không thực hiện hành vi trái pháp luật; song Toà án cấp sơ thẩm lại nhận định Nguyễn Văn A có thực hiện hành vi trái pháp luật; nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạm (hoặc không cần truy cứu trách nhiệm hình sự). Trường hợp này; Nguyễn Văn A có quyền kháng cáo yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm sửa lại phần nhận định củ bản án sơ thẩm; cho đúng với việc mình không thực hiện hành vi trái pháp luật.
Nguyên đơn dân sư, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.