Xin chào Luật sư. Tôi là Minh, tôi được biết từ năm 2021 theo Thông tư mới nhất của Bộ Công an thì Bộ Công an bắt đầu triển khai cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp. Tôi có nhu cầu muốn đổi từ chứng minh nhân dân cũ sang căn cước công dân gắn chíp mà chưa biết mình phải làm như thế nào. Luật sư có thể hướng dẫn về thủ tục làm căn cước công dân gắn chíp không ạ? Tôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào ạ? Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Thủ tục, hồ sơ đổi căn cước công dân gắn chíp như thế nào?” như sau:
Căn cứ pháp lý
Đối tượng được đổi thẻ Căn cước công dân gắn chip
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21).
Ngoài ra, những ai đã có chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.
Công dân xin cấp CCCD gắn chip ở đâu?
Về nơi làm thủ tục cấp CCCD gắn chip, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Điều 13 Thông tư này tiếp tục khẳng định:
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
Như vậy, từ ngày 01/7/2021, ngày mà Thông tư 59 có hiệu lực, công dân có thể yêu cầu cấp CCCD tại nơi thường trú hoặc tạm trú.
Thủ tục, hồ sơ đổi căn cước công dân gắn chíp như thế nào?
Hồ sơ đổi căn cước công dân gắn chíp
Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chíp
Người dân cần mang theo:
+ CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.
+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
(Tại một số điểm cấp cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật đầy đủ và có thông báo thì công dân không cần mang theo sổ hộ khẩu).
Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp
Vì khi cấp CCCD mã vạch thì thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia; vì vậy khi đổi sang mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới thì người dân chỉ cần mang:
+ CCCD mã vạch đã được cấp.
+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Lưu ý: Thực tế tại một số địa phương, người dân cần bước xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCCD của công an cấp xã, sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.
Thủ tục đổi căn cước công dân gắn chíp
Thủ tục cấp đổi từ Chứng minh nhân dân
Bước 1: Người dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân.
Bước 3: Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD.
Cán bộ cơ quan quản lý CCCD thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung, thu lệ phí cấp thẻ theo quy định.
Thu lại Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân đã cấp trước đó.
Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân
Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.
Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 8 ngày làm việc (Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA).
Thủ tục cấp đổi từ Căn cước công dân mã vạch
Về cơ bản việc cấp đổi CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip tương tự như đổi CMND 09 số, 12 số sang CCCD gắn chip.
Khi đổi CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip thì CCCD mã vạch cũng bị thu lại (khoản 3 Điều 24 Luật CCCD và khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA).
Như vậy, từ ngày 01/7/2021, làm Căn cước công dân không cần điền Tờ khai.
Ngoài ra, người dân cũng cần lưu ý, từ ngày này, chỉ duy nhất 01 trường hợp công dân được cung cấp giấy xác nhận số CMND khi có yêu cầu là trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ.
Các trường hợp còn lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code trên thẻ CCCD.
Căn cước công dân gắn chíp có định vị không?
Công văn số 671/UBND-NCPC ngày 9.3.2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tuyên truyền dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân có nêu:
Chú trọng tập trung tuyên truyền cho nhân dân thấy được tính chất thuận tiện và ưu việt của thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử, như:
Có tính bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm có thể sử dụng kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân;
Có thể lưu trữ nhiều loại giấy tờ;
Phòng tránh được các loại giấy tờ giả mạo;
Khi tích hợp đầy đủ các thông tin, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, mà chỉ cần dùng thẻ có gắn chip thì sẽ thực hiện các giao dịch;
Đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính;
Chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định mới về căn cước công dân gắn chíp điện tử 2022
- Lệ phí cấp căn cước công dân gắn chíp là bao nhiêu?
- Làm căn cước công dân gắn chíp cần những gì năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục, hồ sơ đổi căn cước công dân gắn chíp như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thành lập công ty tnhh, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:
Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 (thẻ CCCD mã vạch theo mẫu cũ) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip.
Như vậy, nếu CMND/CCCD cũ còn hạn sử dụng thì không bắt buộc phải đổi sang mẫu gắn chíp mới
Mang đầy đủ giấy tờ, tránh để phải về lấy hoặc hẹn lần sau: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (nếu bạn chưa bị thu hồi); CMND/CCCD cũ; Giấy khai sinh (phòng khi cán bộ làm thẻ yêu cầu); Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.
Đến đúng giờ theo lịch hẹn.
Trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, không đeo kính khi chụp ảnh thẻ.
Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó.
Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.
Tương tự, sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không hề có bất cứ phiền toái nào.