Sẽ có nhiều người chưa am hiểu hết luật pháp cũng như quá trình thực hiện thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố tụng hình sự diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ nêu rõ quy định pháp luật về thủ tục trên. Qua đó bạn sẽ nhận định được, có cái nhìn rõ hơn về Thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố tụng hình sự. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự
Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự
Căn cứ kháng nghị
Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ
- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra; truy tố; xét xử dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án.
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
Những đối tượng có thẩm quyền thực hiện việc kháng nghị
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu trong trường hợp họ xét thấy bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc các Tòa án khác đã có hiệu lực pháp luật có sự vi phạm pháp luật hoặc ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, ngoại trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
– Đối với những bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vu vực, Tòa án quân sự cấp quân khu, thẩm quyền kháng nghị thuộc về Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
– Xét thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp cao.
Khi có căn cứ cho rằng có yếu tố vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, bên có quyền liên quan có thể thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị. Hình thức thông báo có thể là thông báo trực tiếp cho người có thẩm quyền hoặc thông báo bằng văn bản. Pháp luật cũng quy định nếu bên thông báo là cá nhân thì phải kí tên hoặc điểm chỉ vào văn bản thông báo, nếu là cơ quan, tổ chức thì văn bản thông báo phải có chữ kí và con dấu của Người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Nội dung chính văn bản thông báo phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 374 Bộ luật này.
Tòa án, Viện kiểm sát có trách nhiệm vào sổ nhận thông báo khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nếu người thông báo nộp văn bản thông báo kèm theo cả những thông tin, tài liệu, chứng cứ hợp pháp có liên quan, Tòa án, Viện kiểm sát cũng phải lập biên bản thu giữ theo quy định của pháp luật.
Tòa án nhân dân cấp Tỉnh tiến hành kiểm tra bản án, quyết định này để xác minh, kiểm tra các yếu tố vi phạm pháp luật và đề xuất kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị. Khi phát hiện thấy có yếu tố vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì Viện kiểm sát, Tòa án phải tiến hành thông báo ngay cho người có thẩm quyền kháng nghị, nội dung thông báo này phải được lập thành văn bản đồng thời cũng thông báo cho người đã kiến nghị biết.
Nếu Tòa án đang giữ hồ sơ nhận được yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án của phía Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị thông qua văn bản, thì trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đó phải có nghĩa vụ chuyển hồ sơ vụ án cho bên yêu cầu.
Người có thẩm quyền kháng nghị tiến hành ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định của Tòa án khi xét thấy các cứ chứng minh việc vi phạm pháp luật là đúng, phù hợp với quy định của pháp luật.
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự
Về thời hạn kháng nghị được chia theo hai trường hợp theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho người bị kết án. Nếu việc tiến hành kháng nghị mà theo hướng có lợi cho người bị kết án thì có thể được tiến hành trong bất kì thời gian nào nhằm bảo về quyền lợi cho người bị kết án một cách kịp thời nhất, ngay cả trường hợp người bị kết án đã mất thì vẫn có thể tiến hành kháng nghị để minh oan cho người đó. Nếu không có lợi cho người bị kết án thì việc kháng nghị được tiến hành trong vòng 01 năm tính từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật (Điều 379 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ).
Sau quá trình kiểm tra xác minh, phiên tòa giám đốc thẩm sẽ được tiến hành bởi Tòa án nhân dân có thẩm quyền, trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày có quyết định kháng nghị kèm theo toàn hồ sơ và các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án.
Khái niệm tái thẩm trong tố tụng hình sự
Tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
Thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự
Căn cứ kháng nghị
Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ
- Có căn cứ chứng minh lời khai người làm chứng; kết luận giám định; kết luận định giá tài sản; lời dịch của người phiên dịch; bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật.
- Có tình tiết mà người tiến hành tố tụng không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
- Vật chứng; biên bản về hoạt động điều tra; truy tố; xét xử; biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ; tài liệu; đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật. (CHÚ Ý: Nếu người tiến hành tố tụng cố tình làm giả mạo hoặc sửa chữa biên bản về các hoạt động tố tụng thì sẽ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm).
- Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị
Căn cứ Điều 400, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, các chủ thể sau có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp.
- Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự
Căn cứ Điều 401, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
- Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
- Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án: Không hạn chế về thời gian kể cả người bị kết án đã chết mà cần minh oan.
- Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Mời bạn xem thêm:
- Điều 60: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
- Trình tự kê biên tài sản thi hành án theo quy định pháp luật như thế nào?
- Nữ hiếp dâm nam có phạm tội hay không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố tụng hình sự”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, , mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, Trích lục ghi chú ly hôn… của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định về việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử như sau:
“1. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.”
Như vậy, theo quy định của điều luật này, việc xét xử được thực hiện ở hai cấp là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Tái thẩm và giám đốc thẩm chỉ là 2 thủ tục đặc biệt trong tố tụng chứ không phải là cấp xét xử. Những thủ tục này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt
– Nếu hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực để điều tra lại thì thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển cho VKS cùng cấp để điều tra lại.
– Nếu hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hay phúc thẩm thì thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại.
– Bắt buộc: KSV VKS cùng cấp.
– Có thể có thêm người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.