Sở hữu trí tuệ ngày càng được nhiều người biết đến và ủng hộ quyền của tác giả tác phẩm này. Đây là quyền được nhiều người quan tâm khi hiện nay vấn đề ăn cắp bản quyền ngày càng tăng. Vậy sở hữu công nghiệp là gì? Thủ tục giải quyết khiếu nại sở hữu công nghiệp? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Khiếu nại là gì?
Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại quy đinh:
“Việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình“.
Theo đó Thủ tục giải quyết khiếu nại sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
Người có quyền khiếu nại theo thủ tục giải quyết khiếu nại sở hữu công nghiệp
Người có quyền khiếu nại là người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan..
Người khiếu nại phải bảo đảm sự trung thực trong việc cung cấp chứng cứ và phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc cung cấp chứng cứ không trung thực. Vậy Thủ tục giải quyết khiếu nại sở hữu công nghiệp làm như thế nào?
Thời hạn khiếu nại của thủ tục giải quyết khiếu nại sở hữu công nghiệp
Thời hạn giải quyết khiếu nại trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại liên quan đến việc cấp, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ, gia hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra thông báo thụ lý hoặc từ chối thụ lý đơn khiếu nại, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Người có quyền khiếu nại trong thời hạn như trên có quyền tiến hành thủ tục khiếu nại các thông báo chính thức và các quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan tới thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
Yêu cầu về đơn khiếu nại
Mỗi đơn khiếu nại đề cập đến một quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại. Một đơn khiếu nại cũng có thể đề cập đến nhiều quyết định hoặc thông báo nếu có cùng một nội dung và lý do khiếu nại, với điều kiện người khiếu nại phải nộp phí khiếu nại theo quy định đối với từng quyết định và thông báo bị khiếu nại. Thủ tục giải quyết khiếu nại sở hữu công nghiệp.
Thủ tục giải quyết khiếu nại sở hữu công nghiệp
Đơn khiếu nại
1.Tờ khai khiếu nại, làm theo Mẫu 05-KN;
2.Văn bản giải trình lý do khiếu nại và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại, nêu rõ:
– Đối tượng khiếu nại: quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại (nêu rõ số, ngày ra quyết định, thông báo);
– Lý do khiếu nại: quy định pháp luật bị vi phạm (tên văn bản, số điều khoản) và quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
– Nội dung khiếu nại: nêu rõ và luận giải chi tiết (kèm theo chứng cứ (nếu cần) về các yếu tố trái pháp luật của quyết định, thông báo bị khiếu nại;
– Yêu cầu của người khiếu nại: sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ quyết định, thông báo bị khiếu nại;
– Danh mục chứng cứ kèm theo (nếu có). Chứng cứ là tài liệu (bằng chứng) hoặc hiện vật (vật chứng) dùng để chứng minh, làm rõ lý lẽ khiếu nại. Chứng cứ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Chứng cứ có thể là tài liệu bằng tiếng nước ngoài với điều kiện phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt trong trường hợp người giải quyết khiếu nại yêu cầu;
- Trong trường hợp bằng chứng là tài liệu do cá nhân, tổ chức không có con dấu hoặc của cá nhân, tổ chức nước ngoài đứng tên thì phải được công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký theo quy định;
- Trong trường hợp bằng chứng là các vật mang tin (ấn phẩm, băng hình…) thì tùy từng trường hợp phải chỉ rõ xuất xứ, thời gian phát hành, công bố của các tài liệu nêu trên, hoặc chỉ rõ xuất xứ, thời gian công bố của các thông tin được thể hiện trên các vật mang tin đó;
- Vật chứng phải kèm tài liệu mô tả rõ các đặc điểm có liên quan trực tiếp tới nội dung khiếu nại.
3.Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ và bản sao đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là đối tượng của quyết định hoặc thông báo đó (trong trường hợp người nộp đơn khiếu nại lần hai); hoặc tài liệu chỉ dẫn thông tin về các tài liệu nêu trên;
4.Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với khiếu nại lần hai);
5.Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
6.Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Các trường hợp đơn khiếu nại sở hữu công nghiệp không được thụ lý giải quyết
- Đối tượng bị khiếu nại không phải là các quyết định hoặc thông báo chính thức theo quy định của pháp luật;
- Quyết định, thông báo bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
- Việc nộp đơn khiếu nại không theo đúng quy định về đại diện;
- Đơn khiếu nại không có chữ ký và con dấu (nếu có) hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
- Đơn khiếu nại nộp ngoài thời hiệu quy định
- Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án;
- Người khiếu nại tiếp tục khiếu nại khi đã hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại;
- Đơn khiếu nại không chỉ ra yếu tố trái pháp luật của quyết định, thông báo bị khiếu nại và chỉ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn là đối tượng của quyết định, thông báo đó.
Lưu ý, trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đáp ứng các điều kiện luật định thì có thể được giải quyết.
Trình tự giải quyết khiếu nại sở hữu công nghiệp
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn khiếu nại có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại
Kiểm tra đơn theo các yêu cầu về hình thức (lý do khiếu nại, quyết định bị khiếu nại, thời hạn khiếu nại, người khiếu nại, người có quyền lợi liên quan), và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc thụ lý/không thụ lý đơn khiếu nại (có nêu rõ lý do).
Bước 3: Giải quyết khiếu nại
– Thông báo bằng văn bản nội dung khiếu nại cho người có quyền, lợi ích liên quan và ấn định thời hạn trả lời.
– Thông báo cho người khiếu nại và bên liên quan về những lập luận và chứng cứ của bên kia được sử dụng để giải quyết khiếu nại cũng như kết luận giải quyết khiếu nại.
– Ra quyết định giải quyết khiếu nại: căn cứ vào lập luận, chứng cứ của người khiếu nại và bên liên quan, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định giải quyết khiếu nại.
– Công bố quyết định: quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Thời hạn giải quyết
– 10 ngày để ra thông báo thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
– 30 ngày kể từ ngày ra thông báo để người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp có ý kiến.
– 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 45 ngày (đối với khiếu nại lần thứ nhất);
– 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 60 ngày (đối với khiếu nại lần thứ hai).
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết: Thủ tục giải quyết khiếu nại sở hữu công nghiệp? sẽ giúp bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Quyền sở hữu công nghiệp là pháp luật về sở hữu công nghiệp hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp, tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội.
Thứ nhất
Nhóm các quy định liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn một kết quả sáng tạo là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, các loại đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, tiêu chí để xác định nó;
Thứ hai
Nhóm các quy định liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác lập kết quả sáng tạo được coi là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ;
Thứ ba
Nhóm các quy định liên quan đến nội dung quyền của các chủ thể đối với các đối tượng sở hữu cồng nghiệp (bao gồm quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, tác giả, các chủ thể khác đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được xác lập);
Thứ tư
Các quy phạm liên quan đến việc dịch chuyển các đối tượng sở hữu công nghiệp;
Thứ năm
Các quy phạm liên quan đến việc bảo vệ quyền của các chủ thể đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.