Nghề xây dụng là một ngành nghề phức tạp, yêu cầu cao nên cần phải có chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, trong trường hợp chứng chỉ hết hạn chúng ta vẫn có thể gia hạn. Vậy thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề xây dựng như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Cơ Sở Pháp Lý
- Luật Xây dựng năm 2014 (Sửa đổi bổ sung 2021)
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
Khoản 1 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
“Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.”
Theo đó, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (gọi tắt là chứng chỉ hành nghề xây dựng) là văn bản xác nhận năng lực, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng.
Hoạt động xây dựng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề
Căn cứ khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
– Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình.
– Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình.
– Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
Ngoài ra, cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng trên để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Điều kiện 1: Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện 2: Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện 3: Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
3 điều kiện này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 66 và Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
* Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng 03 điều kiện chung sau:
Điều kiện 1: Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Điều kiện 2: Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
- Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên
- Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên
- Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp
Điều kiện 3: Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
* Điều kiện chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Căn cứ Điều 67 Nghị định 15/2014/NĐ-CP, điều kiện chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như sau:
– Khảo sát xây dựng:
+ Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;
+ Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
– Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.
– Thiết kế xây dựng:
+ Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều).
+ Thiết kế cơ – điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt.
+ Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước.
+ Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ.
+ Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông.
+ Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
+ Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
– Giám sát thi công xây dựng:
+ Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.
+ Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
– Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.
– Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.
Lưu ý: Chứng chỉ hành nghề kiến trúc thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc.
Thời hạn của chứng chỉ năng lực xây dựng
Chứng chỉ năng lực xây dựng là chứng chỉ có thời hạn hoạt động nhất định, thời hạn này được ghi trực tiếp trên chứng chỉ.
Theo quy định của Khoản 5 điều 83 Nghị định 15/2021:
“Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.”
Từ quy định trên cho thấy chứng chỉ năng lực xây dựng có hiệu lực là 10 năm. Khi hết thời hạn này cần tiến hành gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trước khi chứng chỉ hết hiệu lực để tiếp tục sử dụng chứng chỉ hợp pháp.
Trường hợp chứng chỉ hết hiệu lực mà không gia hạn, vẫn sử dụng thì bị coi như hoạt động mà không có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Thời điểm gia hạn chứng chỉ năng lực xây dựng
Hiện nay Tổ chức phải thực hiện việc gia hạn chứng chỉ năng lực trong thời hạn 03 tháng tính tới thời điểm chứng chỉ năng lực hết hiệu lực (3 tháng trước khi chứng chỉ hết hiệu lực).
Sau thời hạn này mà không gia hạn thì tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động xây dựng thì thực hiện đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thực hiện như đối với trường hợp cấp mới.
Có thế thấy quy định pháp luật hiện hành tạo điều kiện cho các tổ chức có nhu cầu gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, với thời hạn 3 tháng cuối trước khi chứng chỉ hết hiệu lực.
Điều kiện, hồ sơ và trình tự thủ tục gia hạn đơn giản hơn nhiều so với trường hợp cấp mới. Các tổ chức khi có chứng chỉ sắp hết hạn cần chú ý và tiến hành gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của mình. Tránh trường hợp phải tốn nhiều chi phí, thời gian, công sức để xin cấp mới từ đầu chứng chỉ này.
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề xây dựng
Để được gia hạn chứng chỉ năng lực xây dựng, Tổ chức đề nghị gia hạn cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn Bị Hồ Sơ
Tổ chức đề nghị gia hạn chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đẩy đủ (như hướng dẫn ở trên)
Bước 2: Nộp Hồ Sơ Tới Cơ Quan Có Thẩm Quyền
– Cơ quan có thẩm quyền Gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng giống như cơ quan có thẩm quyền cấp mới chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
( Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I. Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III)
– Tổ chức để nghị gia hạn có thể gửi hồ sơ bản cứng trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi qua bưu điện hoặc nộp bản mềm qua mạng trực tuyến.
Bước 3: Cơ Quan Có Thẩm Quyền Tiến Hành Gia Hạn Chứng Chỉ
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm gia hạn chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị gia hạn chứng chỉ năng lực xây dựng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
Bước 4: Nhận Chứng Chỉ Đã Được Gia Hạn
Tổ chức đề nghị gia hạn nhận chứng chỉ sau khi được gia hạn và nộp lệ phí gia hạn chứng chỉ theo quy định.
Lưu ý:
- Sau khi gia hạn, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sẽ tiếp tục có hiệu lực thêm 10 năm kể từ thời điểm được cơ quan có thẩm quyền gia hạn.
- Hạng năng lực của lĩnh vực hoạt động xây dựng ghi trên chứng chỉ gia hạn là hạng chứng chỉ năng lực ghi trên chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đã được cấp trước đó.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Biện pháp an toàn trên công trường xây dựng
- Xử lý hành vi xây dựng lấn chiếm đường đi
- Quy định về cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
- Nộp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng trực tuyến
- Mẫu đơn xin xây dựng nhà kho
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề xây dựng”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về trích lục bản án ly hôn online, hồ sơ trích lục bản đồ địa chính, đổi tên căn cước công dân, muốn thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh, thành lập công ty, làm thủ tục đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử bản sao; đơn xác nhận độc thân mới nhất, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 2 điều 87 Nghị định 15/2021, bao gồm các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (theo mẫu)
Bản gốc chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đã được cấp.
Điều 4 Thông tư 172/2016/TT-BTC quy định mức thu lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân như sau:
– Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu cho cá nhân: 300.000 nghìn đồng/chứng chỉ.
– Mức thu lệ phí cấp lại, cấp bổ sung, điều chỉnh, chuyển đổi bằng 50% mức thu lệ phí cấp lần đầu.
Lưu ý: Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức; cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân; cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).
– Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng.
– Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng.
– Chủ nhiệm khảo sát xây dựng.
– Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
– Tư vấn giám sát thi công xây dựng.
– Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.