Đưa ra yêu cầu phản tố là một trong những quyền quan trọng của bị đơn trong vụ án dân sự. Tuy nhiên lại có khá nhiều người không hiểu rõ về các quy định này dẫn đến không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Vậy theo quy định của pháp luật, quyền yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định như thế nào? Thủ tục đưa ra yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự như thế nào? Thời điểm nào được đưa ra yêu cầu phản tố? Nếu bạn cũng có những thắc mắc trên thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để được giải đáp nhé!
Căn cứ pháp lý
Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định như thế nào?
Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của bị đơn như sau:
“Điều 72. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
5. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
6. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.”
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
“1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.”
Như vậy, theo quy định nêu trên bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại thời điểm nào?
Theo khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
“3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.”
Như vậy, thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Thủ tục đưa ra yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự
Cách thức nộp đơn phản tố trong vụ án dân sự:
- Nộp trực tiếp đến Tòa án có thẩm quyền.
- Nộp bằng đường bưu điện
Theo quy định pháp luật hiện hành, “thủ tục” phản tố được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về “thủ tục khởi kiện của nguyên đơn”. Cụ thể:
1. Gửi đơn yêu cầu phản tố đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền cùng với các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của yêu cầu khởi tố. (Phải gửi đơn yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải).
2. Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu phản tố.
3. Bị đơn bổ sung đơn yêu cầu phản tố hoặc nhận lại (nếu không được chấp nhận yêu cầu).
4. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán sẽ ra quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu phản tố nếu yêu cầu đó hợp lý.
- Không chấp nhận yêu cầu phản tố nếu yêu cầu đó không hợp lý.
Quy định về án phí khi có yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Khoản 1 Điều 25 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
Mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch hiện nay là 300.000 đồng.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
Yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận khi nào?
Theo khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
“2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, yêu cầu phản tố của bạn được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
– Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật sư bào sữa cho người phản tố Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào được đưa ra yêu cầu phản tố khi bị khởi kiện dân sự?
- Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới
- Phân biệt khởi tố và khởi kiện
- Đơn đề nghị không khởi tố vụ án mới
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục đưa ra yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ đăng ký thủ tục ly hôn online. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm; chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện; tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự. Thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình, nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới.
Về mặt hình thức, việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện của một vụ việc, có nghĩa là bị đơn phải soạn đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Tòa án, sau đó bị đơn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn. Thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày bị đơn nộp tạm ứng án phí hoặc trong trường hợp bị đơn được miễn án phí thì tính từ ngày Tòa án nhận được đơn phản tố. Bên cạnh những yếu tố về trình tự, thủ tục thì hậu quả pháp lý cũng thay đổi cơ bản nếu như bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố.
Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện; nếu như bị đơn đã đưa ra yêu cầu phản tố và không rút thì vai trò của các bên sẽ thay đổi, bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn và ngược lại, nguyên đơn lại trở thành bị đơn, vụ án vẫn tiếp tục được giải quyết.