Thay đổi tên là quyền của mỗi cá nhân nhưng cũng không được thực hiện một cách tùy tiện. Vậy với người lớn đã thành niên (trên 18 tuổi) thì có được phép đổi tên nữa không? Thủ tục đổi tên cho người trên 18 tuổi như thế nào? Quy định về thay đổi họ tên trên giấy khai sinh được pháp luật quy định như thế nào? Để trả lời những thắc mắc trên của bạn mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết “Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Thông tư 85/2019/TT-BTC
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Thông tư 04/2020/TT-BTP
Người trên 18 tuổi được đổi tên trên giấy khai sinh không?
Hiện nay pháp luật không có quy định về độ tuổi được phép đổi tên mà chỉ đưa ra các trường hợp được thay đổi tên.
“Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.”
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì chỉ những người dưới 18 tuổi đổi tên mới phải có sự đồng ý của cha, mẹ.
Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn
Cơ quan có thẩm quyền đổi tên cho người trên 18 tuổi
Theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
“Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”
Do đó, khi bạn đã 23 tuổi thì bạn đến Ủy ban nhân dân cấp huyện cụ thể là Phòng Tư pháp nơi trước đây bạn đăng ký khai sinh hoặc nơi cư trú để đổi tên.
Trình tự thực hiện đổi tên cho người trên 18 tuổi
Theo Điều 28, 47 Luật Hộ tịch năm 2014 thì trình tự thực hiện đổi tên cho người trên 18 tuổi gồm các bước như sau:
Bước 1: Nộp tờ khai
Bạn sẽ nộp tờ khai theo mẫu và giấy tờ liên quan đến đăng ký hộ tịch; xuất trình Giấy khai sinh và giấy tờ để chứng minh cho lý do đổi tên (chứng minh nhân dân của người chị trùng họ tên) đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Xem xét hồ sơ và nhận kết quả
Công chức tư pháp – hộ tịch sẽ xem xét việc đổi tên của bạn có đúng là dễ gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình hay không. Nếu đúng thì sẽ ghi vào Sổ hộ tịch và bạn sẽ ký vào đó.
Sau đó báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục. Trong trường hợp cần phải xác minh thêm thì thời hạn được kéo dài tối đa là 03 ngày.
Nếu bạn thực hiện thủ tục đổi tên tại Ủy ban nhân dân nơi khác với nơi đăng ký tên trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ gửi thông báo cùng bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi bạn đã đăng ký để ghi vào Sổ hộ tịch.
Cuối cùng là ghi nội dung thay đổi vào Giấy khai sinh cho bạn.
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.
Chi phí đổi tên mất bao nhiêu ?
Theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC; lệ phí hộ tịch thuộc danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
=> Tùy từng điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương mà mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.
Ví dụ:
Tỉnh Quảng Ninh: Đối với việc thay đổi, cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh cho người đủ 14 tuổi trở lên thì mức phí là 25.000 đồng/lần (thay đổi hoặc cải chính)
TP Hà Nội: Theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; mức lệ phí thay đổi hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú trong nước thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã là 5.000 đồng/ việc, mức lệ phí thay đổi hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện là 25.000 đồng/ việc. Các trường hợp đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; được miễn lệ phí khi đăng ký.
Video của Luật sư X giải đáp thắc mắc về Đổi tên khai sinh
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Thủ tục đổi tên khai sinh cho người lớn “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch; Hợp pháp hóa lãnh sự…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Kiêm nhiệm là gì ?
- Bán trà đá vỉa hè có phải nộp thuế?
- Tên xấu có đổi được không?
- Xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng
Câu hỏi thường gặp
– Tờ khai đăng ký thay đổi hộ tịch theo mẫu kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP;
– Giấy khai sinh (Bản sao y có chứng thực hoặc bản sao do UBND cấp);
– CMND/CCCD (nếu có) (sao y có chứng thực);
– Giấy tờ khác (nếu cần).
Theo quy định của pháp luật hộ tịch, Giấy khai sinh được xem là giấy tờ hộ tịch gốc, mọi hồ sơ, giấy tờ có liên quan khác đều phải có nội dung phù hợp với Giấy khai sinh. Nếu các giấy tờ khác có thông tin khác với Giấy khai sinh thì phải liên hệ để điều chỉnh lại các giấy tờ đó cho phù hợp với Giấy khai sinh.