Ngày nay, bên cạnh việc đầu tư vào các dự án lớn, các dự án nhỏ cũng rất được quan tâm. Nói riêng về dịch vụ ăn uống, ngoài việc mở cửa hàng kinh doanh phở, mở một tiệm bánh ngọt, việc mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch cũng rất đáng chú ý. Bởi vấn nạn thực phẩm bẩn ngày càng tăng, người dân có xu hướng trả nhiều tiền hơn để mua các loại thực phẩm đảm bảo hơn. Vậy thủ tục mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch như thế nào? Luật sư X nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư, hiện tại tôi đang có thắc mắc sau. Tôi có dự định mở một cửa hàng kinh doanh rau sạch, các loại hoa quả. Vậy tôi có cần phải xin giấy phép kinh doanh hay không? Nếu có thì tôi phải thực hiện thủ tục xin giấy phép như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện để kinh doanh thực phẩm sạch
Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch thì cần bảo đảm điều kiện sau:
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc kinh doanh.
- Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm.
- Có trang thiết bị phù hợp để kinh doanh thực phẩm sạch; không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm.
- Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Tuân thủ quy định về sức khỏe; kiến thức của người trực tiếp tham gia kinh doanh thực phẩm sạch.
- Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định bảo vệ môi trường.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sạch; lưu giữ thông tin liên quan đến việc kinh doanh bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
- Cửa hàng kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu có đủ các điều kiện sau đây: Có đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tương ứng với từng loại hình kinh doanh thực phẩm theo quy định.
Chuẩn bị thông tin để mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, bạn có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp:
- Công ty TNHH một thành viên.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp danh.
Với hoạt động kinh doanh có quy mô nhỏ, nên khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, bạn chỉ cần đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện quy định thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho bạn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lựa chọn đặt tên doanh nghiệp
Người thành lập công ty hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những doanh nghiệp đã tiến hành giải thể hoặc đã thực hiện thủ tục phá sản.
Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ Việt Nam, có thông tin được xác định gồm nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố…
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình có cần điều kiện bổ sung gì không (Vốn pháp định, các quy định khác…)
Lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh theo hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam sao cho phù hợp với công việc kinh doanh.
Bạn đọc xem thêm: Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy
Thủ tục đăng ký mở cửa hàng
Chuẩn bị hồ sơ mở cửa hàng kinh doanh
Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Nộp Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh với nội dung:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh.
- Ngành, nghề kinh doanh.
- Số vốn kinh doanh.
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân tham gia hộ kinh doanh.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (Đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập).
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đăng ký hộ kinh doanh (có ngành nghề kinh doanh sản xuất).
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
- Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên.
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Sơ đồ quy trình sản xuất và thuyết minh quy trình.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất nguyên liệu.
Tiến hành nộp hồ sơ
Bạn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
Bạn đọc xem thêm: Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh phân bón
Đăng ký hộ kinh doanh
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Xin Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm sạch thuộc về
Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – Bộ Y tế việt Nam
Khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thành lập doanh nghiệp là 200.000 đồng/lần.
Câu trả lời là có. Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch mà không có Giấy phép kinh doanh thì theo quy định sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Nhóm ngành bán buôn thực phẩm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, theo đó:
4632: Bán buôn thực phẩm
Nhóm này gồm: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột…
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thủ tục mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102