Chào Luật sư, tôi được biết mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên từ ngày 01/07/2022 và được yêu cầu điều chỉnh lại mức lương đóng BHXH. Luật sư có thể cho tôi biết Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH được tiến hành như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH được tiến hành như thế nào? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 38/2022/NĐ-CP
Quyết định 896/QĐ-BHXH
Lương tối thiểu vùng năm 2022 tăng như thế nào?
Ngày 12/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP, chính thức điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng kể từ ngày 01/7/2022 với mức tăng bình quân là 6% so với lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Cụ thể từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng mới được quy định như sau:
Người lao động làm việc cho doanh nghiệp thuộc vùng | Mức lương tối thiểu tháng(Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ(Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Lương tối thiểu vùng ảnh hưởng như thế nào đến tiền đóng bảo hiểm?
Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích một khoản tiền nhất định để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Tiền lương làm căn cứ đóng các loại bảo hiểm trên chính là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Theo khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014, tiền lương này bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được ghi nhận cụ thể và được chi trả thường xuyên trong kì trả lương cho người lao động.
Bên cạnh đó, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định:
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, có thể thấy, lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng trực tiếp đế mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH hằng tháng. Khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động và người sử dụng lao động đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp sẽ phải điều chỉnh tăng để đảm bảo cao hơn hoặc bằng mức tiền lương tối thiểu vùng mới.
Hồ sơ điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về hồ sơ thông báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
* Trường hợp áp dụng:
– Tăng mới lao động;
– Báo giảm lao động đối với các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
– Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ BHXH (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản);
– Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
– Điều chỉnh đóng BHXH (người lao động thay đổi tiền lương đóng BHXH).
* Thành phần hồ sơ
Người lao động (NLĐ): NLĐ chưa có mã số BHXH (hoặc tra cứu không thấy mã số BHXH): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Đơn vị sử dụng lao động (Đơn vị SDLĐ):
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT);
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH được tiến hành như thế nào?
Đối với quy định về trình tự thực hiện hồ sơ thông báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội thì tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định cụ thể như sau:
Bước 1:
NLĐ:
– Trường hợp đã có mã số BHXH thì cung cấp mã số BHXH cho đơn vị;
– Trường hợp chưa có mã số BHXH: lập Tờ khai TK1-TS.
Đơn vị SDLĐ lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH:
– Lập Mẫu D02-LT;
– Lập Mẫu D01-TS.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3. Đơn vị nhận kết quả đã giải quyết.
Cách thức nộp hồ sơ để thực hiện điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo quy định tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định cách thức thực hiện hồ sơ thông báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ: Đơn vị SDLĐ lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
– Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
– Qua Bưu chính;
– Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 2. Nhận kết quả giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
Kết quả giải quyết điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Kết quả giải quyết hồ sơ báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
– Trường hợp tăng, giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Sổ bảo hiểm xã hội; thẻ bảo hiểm y tế
– Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp : Cơ quan bảo hiểm xã hội ghi nhận kết quả vào cơ sở dữ liệu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục điều chỉnh mức lương đóng BHXH được tiến hành như thế nào? ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giấy phép flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, max số thuế cá nhân, thành lập công ty, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội, công chứng ủy quyền tại nhà… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Câu hỏi thường gặp
Đối với quy định về thời hạn thực hiện hồ sơ thông báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, tại STT 1.3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định rằng Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nận lao động, bệnh nghệ nghiệp và không quá 5 ngày đối với các trường hợp còn lại.
Theo quyết định 959/QĐ-BHXH quy định mức đóng BHXH cụ thể như sau: Mức đóng BHXH 26% trong đó: người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%. 18% đơn vị đóng bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH 2014, thì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 1/1/2018 sẽ bao gồm cả người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (quy định này được ban hành sau thời điểm ban hành Luật Việc làm).