Doanh nghiệp luôn có xu hướng mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. Có nhiều cách để mở rộng quy mô kinh doanh, phổ biến nhất là hình thức mở chi nhánh. Về vấn đề này, Luật sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư X. Tôi là Phạm Hải D. Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh ở Hạ Long. Sắp tới tôi muốn mở rộng quy mô kinh doanh sang các tỉnh lân cận. Do đó, tôi dự định sẽ thành lập một chi nhánh của cửa hàng ở Hải Phòng. Vậy tôi cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì cũng như thủ tục như thế nào để có thể mở được chi nhánh ở Hải Phòng. Xin cảm ơn Luật sư. Rất mong sớm nhận được phản hồi từ phía Luật sư.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Chi nhánh là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020:
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Trước khi thành lập chi nhánh, người thành lập chi nhánh phải có trước doanh nghiệp đang hoạt động. Những ngành, nghề hoạt động của chi nhánh thì phải giống như ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động giống như doanh nghiệp, toàn bộ hoặc một phần.
Mời bạn đọc tham khảo: Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh
Vậy làm thế nào để thành lập một chi nhánh? Thủ tục thành lập chi nhánh trong luật được gọi là thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh. Thủ tục này bao gồm những bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Có 02 cách thức để nộp hồ sơ như sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp. Bạn hoặc người được bạn ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở. Sau khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao cho bạn Giấy biên nhận.
- Nộp hồ sơ qua mạng điện tử. Bạn kê khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).
Bước 2: Nhận kết quả và đóng phí, lệ phí
Sau khi hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được các kết quả sau:
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ; gửi cho bạn kết quả là cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi bạn thông báo về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Bạn sẽ nhận được thông báo ghi rõ lý do từ chối cấp.
Mức lệ phí mà bạn phải đóng là:
- 50.000 đồng, nộp tại thời điểm đăng ký nếu đăng ký trực tiếp.
- Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử
Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh
Thành phần hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký
- Bản sao nghị quyết, quyết định; bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Trong trường hợp bạn được thông báo hồ sơ chưa hợp lệ. Bạn sẽ cần chuẩn bị thêm Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh.
Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh. Người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân, kèm theo:
- Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ; giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục; hoặc
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung hoạt động chi nhánh
Khi muốn thực hiện các thay đổi liên quan đến chi nhánh, bạn cần làm những thao tác sau:
- Khi đăng ký thay đổi địa chỉ đặt chi nhánh có thể thay đổi cơ quan thuế quản lý. Bạn cần phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm.
- Khi thay đổi các nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh. Bạn gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.
- Khi bạn muốn thay đổi người đứng đầu chi nhánh. Bạn nộp kèm theo Thông báo bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người đứng đầu chi nhánh. Khi nhận được Thông báo của bạn, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao cho bạn Giấy biên nhận; kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; thay đổi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh; cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp chuyển địa chỉ nơi đặt chi nhánh sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. Bạn gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh chuyển đến. Khi nhận được Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh chuyển đến trao Giấy biên nhận; kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là có. Ví dụ như trường hợp nếu doanh nghiệp chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần thì chi nhánh cũng cần phải làm thủ tục thay đổi nội dung hoạt động chi nhánh.
Câu trả lời là không.Trường hợp bạn được thông báo sửa đổi, nội dung hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, bạn cần phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh ở Phòng Đăng ký kinh doanh ở Bắc Giang nếu bạn muốn đổi địa chỉ chi nhánh từ Hà Nội sang Bắc Giang, không nộp ở Phòng Đăng ký kinh doanh ở Hà Nội nữa.
Thương nhân nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
• Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
• Thương nhân nước ngoài hoạt động ít nhất 05 năm
• Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102