Có thể thấy rằng, xung quanh khu vực chúng ta sống có nhiều đại lý bán hàng với các mặt hàng khác nhau. Với những người có nhu cầu mở đại lý bán hàng, có thể còn có nhiều người chưa nắm rõ được hồ sơ, thủ tục đăng ký đại lý bán hàng như thế nào? Việc đăng ký đại lý bán hàng tuy không quá rắc rối, tuy nhiên để có thể làm thủ tục một cách nhanh và thuận tiện nhất thì cần phải nắm được hồ sơ, thủ tục đăng ký đại lý bán hàng tại cơ quan có thẩm quyền. nếu bạn đang tìm hiểu về thủ tục đăng ký đại lý bán hàng, hãy theo dõi bài viết “Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng theo quy định 2023?” của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Đại lý được hiểu như thế nào?
Đại lý được hiểu là một trong những hình thức kinh doanh trung gian thương mại, hoạt động chính của đại lý là việc cung ứng dịch vụ hoặc phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường. Bên đại lý trong quan hệ thương mại bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện một hoặc một số công việc theo sự ủy thác của bên giao đại lý nhằm để hưởng thù lao nhất định.
Một là, Đại lý bán hàng hoạt động lại lý là hoạt động diễn ra giữa một bên là bên đại lý và bên còn lại là bên giao đại lý:
Các hộ kinh doanh, thương nhân, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa sẽ thực hiện việc giao hàng hóa cho bên đại lý và sẽ được gọi là bên giao đại lý. Các tổ chức, cá nhân sẽ đứng ra nhận hàng hóa đó từ bên giao đại lý và bên giao đại lý thực hiện việc bán cho người tiêu dùng. Bên đại lý hoàn toàn có thể nhận ủy quyền bán hàng từ người sản xuất hoặc là đứng ra nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua và bán hàng lại cho ngươi tiêu dùng.
Theo Luật thương mại 2005 thì cả bên đại lý và bên giao đại lý phải là thương nhân, tức là các tổ chức kinh tế hợp pháp, có đăng ký Giấy phép kinh doanh.
Hai là, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa được giao cho bên đại lý trong mọi hoạt động đại lý thương mại:
Không phải bất cứ đại lý nào khi thực hiện hoạt động đai lý cũng đều nhận hàng từ bên giao đại lý và bán lại cho người tiêu dùng mà bên đại lý có thể thực hiện bán lại cho một bên thứ ba. Cần lưu ý, khi hàng hóa được bán thì quyền sở hữu hàng hóa mới có thể chuyển từ bên giao đại lý cho bên thứ ba.
Ba là, Quan hệ đại lý thương mại được xác lập trên quan hệ hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 168 Luật Thương mại năm 2005 thì Hợp đồng đại lý ký giữa bên đại lý và bên giao đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong hợp đồng cần có những điều khoản rõ ràng như hình thức đại lý, hàng hóa và dịch vụ đại lý, giá cả hàng hóa, dịch vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, thù lao đại lý, quyền và nghĩa vụ của các bên…
Hồ sơ thực hiện đăng ký đại lý bán hàng?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo Phụ lục III-1 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
(3) Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cần chuẩn bị Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao);
(4) Văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (bản sao);
(5) Văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ hộ kinh doanh tiến hành nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh tại Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp quận/huyện nơi chủ hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký
Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cấp Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho quý bạn đọc người nộp hồ sơ, chủ hộ kinh doanh. Nội dung thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 4:
Trường hợp, chủ hộ kinh doanh sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì chủ hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền tố cáo, khiếu nại căn cứ theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có trách nhiệm gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh vào định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng theo quy định 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu năm 2022
- Năm 2022, chứng chỉ đại lý thuế để làm gì?
- Quyền và nghĩa vụ của đại lý tàu biển theo quy định năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Điều 171 Luật Thương mại 2005 quy định về các hình thức trả thù lao như sau:
– Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
– Hình thức hoa hồng: Trong trường hợp này, bên giao đại lý sẽ ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
– Chênh lệch giá: Trong trường hợp này, bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
Căn cứ vào Điều 50 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 50. Thương nhân làm đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
1. Thương nhân được làm đại lý mua, bán các loại hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi được bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý cấp Giấy phép.
2. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì thương nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.
3. Thương nhân làm đại lý mua hàng phải yêu cầu thương nhân nước ngoài chuyển tiền bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng để mua hàng theo hợp đồng đại lý.
4. Thương nhân làm đại lý mua hàng có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.“
Theo như quy định thì thương nhân Việt Nam được làm đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.
Tuy nhiên những loại hàng hóa này phải không thuộc danh mục hàng hóa cấm cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.