Xin chào Luật sư X. Tôi năm nay 28 tuổi hiện tại tôi đang sinh sống ở Vũng Tàu, từ trước đến nay tôi đều sin sống ở đây với gia đình nên có hộ khẩu ở đây, sắp tới đây tôi có dự định sẽ chuyển vào TP.HCM để sinh sống và làm việc lâu dài. Tôi nghe bạn tôi nói khi chuyển đến nơi ở mới thì phải làm thủ tục chuyển khẩu nếu không sẽ bị phạt vi phạm. Cho tôi hỏi thủ tục chuyển khẩu được thực hiện như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về “Thủ tục chuyển khẩu thực hiện như thế nào?”. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Cư trú 2020
- Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Chuyển hộ khẩu là gì?
Chuyển hộ khẩu là việc một người đang có tên trong hộ khẩu này, làm thủ tục xóa tên để chuyển sang một hộ khẩu khác. Việc này thường xảy ra khi chuyển nơi thường trú.
Từ ngày 1.7.2021, khi Luật Cư trú mới có hiệu lực, thủ tục chuyển hộ khẩu đã bị bãi bỏ. Người dân khi chuyển đi nơi khác không cần thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu mà trực tiếp đăng ký thường trú tại nơi ở mới.
Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm chuyển hộ khẩu cũng thường được dùng nếu một người chuyển nơi thường trú từ nơi này đến nơi khác.
Ví dụ: A có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Ninh Bình. Nay A đến Hà Nội mua nhà và sinh sống ở đó, A sẽ chuyển hộ khẩu đến Hà Nội.
Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện chuyển khẩu
Trường hợp khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong vòng 12 tháng, người dân phải tiến hành đi đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định về chỗ ở hợp pháp cụ thể như sau: “Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.”
Trong một số trường hợp cụ thể, cần chuẩn bị những giấy tờ dưới đây để thực hiện chuyển khẩu cụ thể như sau:
Trường hợp công dân sở hữu nhà ở hợp pháp:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp…
Trường hợp về ở với người thân:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: Trong tờ khai này cần ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình. Trường hợp không cần giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình bao gồm đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
– Trường hợp nếu là người khuyết tật, tâm thần…thì cần phải có Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện về người khuyết tật, tâm thần.
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: Trong tờ khai này cần ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
Trình tự thủ tục thực hiện chuyển hộ khẩu
Theo Điều 22 Luật Cư trú 2020, Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 năm 2021 quy định về trình tự đăng ký thường trú sẽ diễn ra theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, chứng minh là người cao tuổi, người chưa thành niên… nếu thuộc các trường hợp đó;
- Giấy tờ chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định nếu thuộc trường hợp đăng ký thường trú vào nhà thuê, mượn, ở nhờ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Cụ thể là công an xã, phường, thị trấn, nếu không có đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ nộp tại công an cấp huyện.
Tại đây, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nộp lệ phí
Nộp lệ phí đăng ký sẽ căn cứ theo quy định của từng địa phương.
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời gian thực hiện thủ tục chuyển khẩu là bao lâu?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú năm 2020 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Theo quy định này, thời gian giải quyết đăng ký thường trú là 07 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan công an nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Khi đó, cơ quan công an sẽ cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của bạn vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và bạn sẽ nhận được thông báo về việc này. Nếu từ chối không cho bạn đăng ký thường trú thì cơ quan công an cũng sẽ trả lời bạn bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao.
Mức xử phạt khi không làm thủ tục chuyển khẩu
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với cá nhân vi phạm, với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Và căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với tổ chức vi phạm với mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì người dân đủ điều kiện đăng ký thường trú thì phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu trong thời hạn 01 năm kể từ ngày thay đổi chỗ ở hợp pháp. Nếu quá thời hạn nói trên, có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng do không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xử lý hành chính hành vi hủy hoại tài sản
- Vu khống người khác là hành vi vi phạm gì?
- Tội vu khống người khác bị phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thủ tục chuyển khẩu thực hiện như thế nào?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục giải thể công ty… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí khi đăng ký cư trú sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Do đó, tùy vào từng tỉnh, thành phố, chuyển hộ khẩu sẽ mất phí theo quy định của từng địa phương.
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú:
– Cơ quan công an cấp xã (xã, phường, thị trấn).
– Công an cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có đơn vị hành chính cấp xã).
Người dân khi điền vào mẫu này không cần điền vào nội dung ở phần xác nhận cơ quan Công an mà chỉ cần viết chi tiết, rõ ràng các thông tin ở phần đầu. Ngoài ra:
– Kính gửi: viết tên công an phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) nơi người làm đơn cần xin xác nhận hộ khẩu.
– Họ tên: ghi đầy đủ họ tên của người làm đơn.
– Sinh ngày…tại…: ghi theo giấy khai sinh.
– Mục CMND/CCCD: ghi rõ số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người làm đơn, ngày cấp và nơi cấp trùng với thông tin trên giấy tờ đó.
– Mục có hộ khẩu thường trú tại: ghi rõ địa chỉ nơi đăng ký thường trú của cá nhân.
– Mục đích xin nhập hộ khẩu cho vợ: ghi chính xác mục đích xin nhập hộ khẩu cho vợ
– Người làm đơn ghi địa chỉ, ngày, tháng, năm làm đơn, ký và ghi rõ họ tên.