Xin chào Luật sư X. Tôi và chồng tôi do hoàn cảnh gia đình không cho phép nên phải đi làm ăn xa nhà, để lại con năm nay bước vào lớp 1 ở cùng ông bà. Bố mẹ tôi cũng đã lớn tuổi nên việc đón đưa con tôi gặp nhiều khó khăn. Do vậy, tôi muốn chuyển khẩu cho con tôi lên nhà người bạn của tôi để việc cho con đi học dễ dàng. Vậy xin luật sư cho tôi biết về thủ tục chuyển khẩu cho trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện thế nào? Tôi rất cần sự tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía luật sư giải đáp cho tôi về vấn đề này. Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Thủ tục chuyển khẩu cho trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện để trẻ em dưới 14 tuổi được chuyển khẩu là gì?
Trẻ em dưới 14 tuổi chuyển khẩu tức là trẻ em đã có đăng ký thường trú tại một chỗ ở cũ và đăng ký thường trú tại một chỗ ở mới khác khi đáp ứng đủ điều kiện.
Để được chuyển khẩu, trẻ em dưới 14 tuổi cần phải đáp ứng điều kiện:
– Thứ nhất, điều kiện cần quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký thường trú.
– Thứ hai, cũng phải đáp ứng điều kiện đủ là:
- Phải được sự đồng ý của cha, mẹ nếu còn cha mẹ hoặc;
- Phải được sự đồng ý của người giám hộ.
Điều kiện đủ này là theo khoản 7 Điều 20 Luật Cư trú 2020: “Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.”
Do vậy, phải được sự đồng ý của người giám hộ nếu người chuyển khẩu là trẻ em dưới 14 tuổi, là người được giám hộ theo quy định tại Điều 47 Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, điều kiện này không áp dụng với nơi cư trú do Tòa án quyết định.
Thủ tục chuyển khẩu cho trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện thế nào?
Trẻ em dưới 14 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. Do vậy, trẻ em dưới 14 tuổi không thể tự mình thực hiện thủ tục chuyển khẩu.
Người thực hiện thủ tục chuyển khẩu cho người chưa thành niên có thể là cha, mẹ, người giám hộ hoặc chủ hộ nơi người chưa thành niên chuyển đến ở và đăng ký thường trú mới.
Hồ sơ đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA. (nếu chuyển đến nơi ở khác không thuộc sở hữu của mình thì phải ghi rõ ý kiến đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, nếu có văn bản đồng ý riêng thì không cần).
- Giấy tờ, chứng minh quan hệ nhân thân hoặc chứng minh sở hữu chỗ ở hợp pháp của trẻ dưới 14 tuổi
- Văn bản đồng ý của bố, mẹ hoặc người giám hộ. (Lưu ý: Thông thường, người giám hộ của trẻ chưa thành niên là bố mẹ của trẻ. Một số trường hợp, người giám hộ có thể là ông bà, cô dì, chú bác của trẻ. Chi tiết quy định pháp luật về điều kiện được giám hộ, cơ chế giám hộ tại Việt Nam).
Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển khẩu cho trẻ dưới 14 tuổi được thực hiện tương tự như thủ tục đăng ký thường trú thông thường theo hình thức trực tiếp hoặc online.
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
– Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký.
– Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định.
Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Lưu ý: Khi thực hiện thủ tục chuyển khẩu, người làm thủ tục phải xuất trình được CMND/CCCD khi đến Công an phường, xã, thị trấn.
Vợ nhập hộ khẩu về nhà chồng cần đáp ứng các điều kiện gì?
Theo khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 (áp dụng từ 01/7/2021), công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ.
Như vậy, nếu vợ nhập hộ khẩu về nhà chồng cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Chủ hộ đó đồng ý cho nhập hộ khẩu;
– Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho nhập hộ khẩu.
Những giấy tờ cần có khi nộp hồ sơ nhập hộ khẩu vào nhà người thân, như sau:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
Trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
Thủ tục nhập hộ khẩu về nhà chồng
Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú gốm: Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về Thủ tục chuyển khẩu cho trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện thế nào?. Nếu cần tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan tới xin giấy phép bay flycam thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
– Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
– Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định;
– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp ( Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao có chứng thực). Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định. ( Giấy khai sinh của bạn để chứng minh quan hệ mẹ con hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương)
Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú:
1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.