Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội là việc doanh nghiệp cần phải làm cho người lao động. Chốt sổ bảo hiểm khi người lao động nghỉ làm để đảm bảo người lao động được hưởng những lợi ích từ bảo hiểm. Để không chậm trễ dẫn đến doanh nghiệp bị phạt hãy tham khải bài tư vấn dưới đây của Luật Sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tại sao phải chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Chốt sổ bảo hiểm là thủ tục cần phải làm sau khi kết thúc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với người lao động.
Chốt sổ BHXH là việc trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm là hành vi chứng nhận người lao động đã tham gia các loại bảo hiểm như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,…
Khi nghỉ việc, người lao động sẽ được chốt sổ bảo hiểm để tiền hành hoàn tất thủ tục nghỉ việc. Và sẽ được hưởng những lợi ích từ bảo hiểm trong suốt quá trình đã tham gia ở đơn vị doanh nghiệp.
Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về ai?
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện bởi người sử dụng lao động, hay chính là chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp phối hợp với cơ quan bảo hiểm là thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho người lao động nghỉ việc.
Trách nhiệm này được quy định cụ thể tại Khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Các bước chốt sổ bảo hiểm xã hội chuẩn nhất
Thủ tục chốt sổ BHXH được tiến hàng thông qua 3 bước như sau:
- Bước 1: Báo giảm lao động
- Bước 2: Hoàn tất hồ sơ chốt sổ BHXH
- Bước 3: Nội hồ sơ
Bước 1: Báo giảm lao động
Trước tiên, để thực hiện thủ tục chốt sổ, chủ doanh nghiệp cần phải thông báo giảm lao động lên cho cơ quan BHXH. Căn cứ vào Điều 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Hồ sơ thông báo phải bao gồm:
- Tờ khai điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Tờ khai đơn vị điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, số lượng 1 bản
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT theo mẫu D02-TS, số lượng 1 bản
- Thẻ BHYT (nếu còn hạn sử dụng)
- Quyết định/ Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bản sao
Hình thức nộp có thể bằng bưu điện, đến nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng.
Bước 2: Hoàn tất hồ sơ
Hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Công văn chốt sổ của đơn vị (Mẫu D01b-TS).
Bước 3: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ đã hòan tất thông qua đường bưu điện. Hoặc phần mềm BHXH đến cơ quan Bảo hiểm xã hội để được giải quyết thủ tục.
Ở bước này, sau khi nộp hồ sơ đầy đủ giấy tờ tài liệu doanh nghiệp cần chờ đợi hồ sơ được giải quyết.
Thời gian quy định là không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ tài liệu.
Không làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm chủ doanh nghiệp có bị phạt không?
Không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt nặng. Tùy vào mức độ vi phạm và số lượng người lao dộng không được chốt sổ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệm có thể bị phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng khi không chốt sổ BHXH cho người lao động. Căn cứ vào quy định tại Điều 8 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội.
Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
Phạt tiền người sử dụng lao động:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Trong trường hợp doanh nghiệp không chốt sổ BHXH thì người lao động cần làm gì? Làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình?
Trong tình huống này người lao động có thể khiếu nại lên chủ doanh nghiệp. Hoặc khởi kiện doanh nghiệp ra tòa để được giải quyết. Để biết rõ hơn về thủ tục tiến hành mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Câu hỏi thường gặp
Nếu doanh nghiệp của bạn không chốt sổ bảo hiểm cho bạn khi hai bên đã chấm dứt quan hệ lao dộng. Bạn hoàn toàn có thể khiếu nại hoặc kiện doanh nghiệp đó ra toàn án đề tòa án giải quyết.
Bạn đọc quan tâm đến thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện mời tham khảo bài viết sau để nắm rõ hơn: Không được chốt sổ BHXH khi nghỉ việc người lao động cần làm gì?
Câu trả lời là không. Bởi vì, luật đã quy định trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm thuộc về người sử dụng lao động hay gọi cách khác chính là chủ doanh nghiệp của bạn.
Cụ thể tại điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định của pháp luật thì thời gian là 05 ngày tính từ ngày cơ quan bảo hiểm nhận được hồ sơ hoàn chỉnh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102