Trước những diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch COVID-19 hiện nay. Không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc có nguy cơ; rơi vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp công ty phá sản; thì việc người lao động mất việc là điều tất cả đều không mong muốn. Có rất nhiều người băn khoăn; vậy thì khi công ty phá sản người lao động cần làm gì để được chốt sổ BHXH; hay nói cách khác Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; khi công ty phá sản diễn ra thế nào ? Để trả lời cho câu hỏi này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu các quy định của pháp luật ngay nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động 2019
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm không?
Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019; quy định về Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại; sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cùng những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động.”
Cùng với đó, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; nêu rõ: “Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ bảo hiểm xã hội; cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH; khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Có thể thấy theo quy định này thì người lao động không thể tự chốt sổ BHXH; cho mình trừ trường hợp công ty phá sản hoặc nợ tiền BHXH. Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc về phía người sử dụng lao động
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động của người sử dụng lao động
Căn cứ theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH; thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các bước như sau:
Để chốt sổ BHXH cho người lao động; doanh nghiệp cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH. Hồ sơ cần chuẩn bị để báo giảm lao động gồm:
Bước 1: Báo giảm lao động
- Tờ khai điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế
- Tờ khai đơn vị điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT ;
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
- Bảng kê thông tin
- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người).
Doanh nghiệp hoàn thiện các giấy tờ nêu trên và gửi tới cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia. Sau khi báo giảm BHXH thành công, có thể tiến hành làm hồ sơ chốt sổ BHXH.
Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm xã hội
Hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Bảng kê thông tin
- Sổ BHXH của người lao động theo mẫu cũ hoặc tờ rời BHXH; theo mẫu mới, trường hợp người lao động đã tham gia BHXH nhiều lần; thì chuẩn bị các bìa rời sổ BHXH (nếu có);
- Công văn chốt sổ của đơn vị .
Hình thức nộp hồ sơ thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ tới cơ quan BHXH qua mạng bằng phần mềm BHXH; hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết.
Thời gian xác nhận sổ BHXH là không quá 05 ngày; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Xem thêm: Hồ sơ xin rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định mới nhất năm 2021?
Công ty cũ phá sản, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thế nào ?
Trường hợp doanh nghiệp phá sản và không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, để tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội ở nơi làm việc mới, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là điều đương nhiên mà người lao động cần làm theo các bước như sau:
Thủ tục chốt sổ BHXH
Theo điểm 3.2 khoản 3 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH; đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì:
- Đơn vị có trách nhiệm đóng đủ các loại bảo hiểm trên; bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH; bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
- Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH; bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Như vậy, khi doanh nghiệp phá sản và không thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; thì người lao động có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý sổ BHXH; đề nghị xác nhận thời gian đóng BHXH đến thời điểm doanh nghiệp bị đóng cửa.
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho người lao động để chuyển từ công ty cũ sang công ty mới
Sau khi đã hoàn thành Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động tại nơi làm việc cũ; công ty mới có trách nhiệm đăng ký tiếp nhận sổ và đóng tiếp BHXH cho người lao động.
Hồ sơ theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595 bao gồm:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Câu hỏi liên quan:
Theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 48 Bộ Luật lao động 2019 khi chấm dứt hợp đồng lao động thì ” người sử dụng lao động phải Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động”
Trường hợp không thực hiện thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 01 – 20 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm (theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Hiện nay Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn không có Điều khoản nào quy định người lao động chưa chốt sổ ở công ty cũ thì không được tham gia BHXH ở công ty mới.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động chỉ cần làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, trường hợp người sử dụng lao động cũ không tiến hành việc chốt sổ BHXH thì người lao động vẫn hoan toàn được tham gia đóng bảo hiểm ở doanh nghiệp mới.