Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC về việc phối hợp của Viện kiểm sát, Tòa án trong kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự; tham gia phiên tòa, phiên họp của Tòa án; chuyển hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, văn bản tố tụng; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Tống Anh Hào |
Ngày ban hành: | 31/08/2016 | Ngày hiệu lực: | 18/10/2016 |
Ngày công báo: | 12/10/2016 | Số công báo: | Từ số 1099 đến số 1100 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Việc thực hiện một số quyền yêu cầu, quyền kiến nghị của Viện kiểm sát theo Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC
Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn các quyền yêu cầu, kiến nghị của Kiểm sát viên như sau:
- Các quyền yêu cầu, kiến nghị theo Bộ Luật Tố tụng dân sự.
- Yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự theo Thông tư liên tịch số 02 năm 2016;
- Yêu cầu Tòa án cho sao chụp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ trong trường hợp trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;
- Yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu;
- Kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc việc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa;
- Kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu với Tòa án.
Xem trước và tải xuống Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu cần hỗ trợ pháp lý hình sự, vui lòng liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát, Tòa án trong kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự; tham gia phiên tòa, phiên họp của Tòa án; chuyển hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, gửi văn bản tố tụng; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự.
Sau khi nhận được quyết định khởi tố vụ án và tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội do Tòa án gửi; Viện kiểm sát gửi quyết định khởi tố vụ án và tài liệu, chứng cứ đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra và thông báo cho Tòa án biết. Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Tòa án không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp.
1. Vụ án dân sự do Tòa án thu thập chứng cứ;
2. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng;
3. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở;
4. Vụ án dân sự có đương sự là người chưa thành niên, người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
5. Vụ án dân sự chưa có điều luật quy định.