Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập do Bộ y tế – Bộ nội vụ – Bộ tài chính ban hành.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Duy Thăng, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 19/01/2012 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2012 |
Ngày công báo: | 16/02/2012 | Số công báo: | Từ số 161 đến số 162 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề y tế
Theo đó, Thông tư quy định cách tính mức phụ cấp ưu đãi được xác định bằng công thức sau: Tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung] x mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng.
Đồng thời, phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng; phụ cấp ưu đãi theo nghề không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trường hợp công chức, viên chức chuyên môn y tế thuộc đối tượng được hưởng các mức phụ cấp ưu đãi theo nghề khác nhau thì được hưởng một mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cao nhất.
Xem trước và tải xuống Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
– Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương theo các ngạch viên chức có, dưới 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 hoặc 13) để thực hiện các công việc theo quy định.
– Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa
a) Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các lĩnh vực: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng; chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng chống bệnh xã hội; trang thiết bị y tế; truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số – kế hoạch hóa gia đình.
b) Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
c) Cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt của Nhà nước.
– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định;
– Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế;
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
– Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.
– Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên.