Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ văn hóa, thể thao và du lịch – Bộ khoa học và Công nghệ – Bộ tư pháp ban hành.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch | Người ký: | Đặng Quang Phương, Khuất Văn Nga, Trần Chiến Thắng, Đinh Trung Tụng, Nguyễn Quân |
Ngày ban hành: | 03/04/2008 | Ngày hiệu lực: | 22/05/2008 |
Ngày công báo: | 07/05/2008 | Số công báo: | Từ số 259 đến số 260 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Quyền khởi kiện vụ án dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan
a) Cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 44 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây viết tắt là Nghị định số 100/2006/NĐ-CP) có quyền khởi kiện vụ án dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
b) Cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 162 của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự.
Xem trước và tải xuống Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP
Mời bạn xem thêm bài viết:
Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ
Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả
Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý về sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Quyền tác giả, quyền liên quan đã phát sinh theo các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Luật sở hữu trí tuệ.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại Điều 49 của Luật sở hữu trí tuệ.
Các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp:
….
Tranh chấp về quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí giữa người có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí với người đang sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó hoặc tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa chủ văn bằng bảo hộ với người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
Như vây tranh chấp trên thuộc loại tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp.
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, năm 1971.
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, được sửa đổi năm 1979.
Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, năm 1891 và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá…
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, năm 2001.
Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Thuỵ Sỹ, năm 2000
Ngoài ra còn rất nhiều văn bản điều chỉnh về sở hữu trí tuệ.