Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT quy định về phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ công an – Bộ quốc phòng – Bộ tư pháp – Bộ tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT | Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Công An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Hà Công Tuấn, Vũ Thị Mai, Lê Quý Vương, Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phan Chí Hiếu, Lê Chiêm, Nguyễn Trí Tuệ |
Ngày ban hành: | 05/04/2018 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2018 |
Ngày công báo: | 30/04/2018 | Số công báo: | Từ số 535 đến số 536 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Báo cáo giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
Theo đó, nội dung báo cáo, thông báo gồm có:
– Nội dung báo cáo, thông báo định kỳ 06 tháng về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (mẫu 01).
– Nội dung báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để xây dựng báo cáo trình Uỷ ban tư pháp thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến (mẫu 01).
– Nội dung báo cáo, thông báo bổ sung để hoàn thiện báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Quốc hội (mẫu 02).
Báo cáo, thông báo phải kèm theo các phụ lục thống kê số liệu – thực hiện theo các mẫu, phụ lục ban hành kèm Thông tư liên tịch này.
Lưu ý: quá trình thực hiện thì các cơ quan, đơn vị phải phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm tra, rà soát, đảm bảo tính thống nhất, chính xác.
Xem trước và tải xuống Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Hoạt động tư pháp là hoạt động bao gồm hoạt động trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án và việc khác mà pháp luật quy định là hoạt động tư pháp.
Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp của các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Khiếu nại trong hoạt động tư pháp là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.